Giải vnen tin 9 bài 4: Ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử trên mạng

  • 2 Đánh giá

Giải bài 4: Ngôn ngữ giao tiếp và văn hóa ứng xử trên mạng - Sách VNEN tin học lớp 9 trang 27. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Hãy xem xét tình huống sau: Bạn Nam kiểm tra hộp thư thì thấy email từ địa chỉ nguoibantot2004@xxx với nội dung: Chiều nay 13h đến nhé, nhớ mang mấy thứ đã nói".

Nam không rõ địa chỉ email này là của ai và sự việc đề cập trong đó là gì. Hôm sau bạn An, người đã gửi email, trách Nam không tới dự cuộc hợp tuần trước. Nam thanh minh rằng:

- Nội dung email không rõ ràng

- Địa chỉ email lạ, chưa từng nhận trước đây, địa chỉ nguoibantot2004 không hiện danh tính người gửi, cuối email lại không kí tên nên Nam không biết ai gửi.

An vẫn cho rằng lỗi của Nam là không email hỏi lại khi có thắc mắc.

Em đồng ý với bạn Nam hay An? qua tình huống này, theo em, một bức thư điện tử cần được viết ra sao để người nhận thư hiểu chính xác ý của người gửi?

=> Xem hướng dẫn giải

B&C. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập

1. Cách đặt địa chỉ email

Bài tập số 1: Hãy cho biết địa chỉ email nào dưới đây là không nghiêm túc, vì không biết danh tính người gửi, có thể người nhận thư bỏ qua (không xem thư hoặc thông tin vào nội dung thư).

A. [email protected]

B. [email protected]

C. [email protected]

D. [email protected]

E. [email protected]

=> Xem hướng dẫn giải

3. Nội dung email

Bài tập số 2: Dựa trên nội dung vừa tìm hiểu và tham khảo hình kèm theo, em hãy cho biết những câu nào sau đây là đúng?

A. Những email không có tiêu đề buộc người đọc phải mở nội dung bên trong ra xem mới biết, gây mất thiện cảm và có nguy cơ bị bỏ qua

B. Những email bàn công việc nên để trống tiêu đề để người nhận phải mở ra xem nội dung bên trong, tránh trường hợp người nhận đọc xong tiêu đề thì không mở ra nữa thậm chí xóa luôn email.

C. Viết tiêu đề dài quá sẽ bị tự động cắt đi và trở thành dở dang. Tiêu đề ngắn gọn nhưng vẫn tóm tắt được mục đích và nội dung bên trong sẽ tạo thuận lợi cho người đọc và lấy được thiện cảm của họ.

D. Email nên mở đầu bằng một Lời chào đúng mực và phù hợp với đối tượng. Ví dụ lời chào ".....thân mến" hay "....thân" thích hợp khi người nhận là bạn bè, còn lời mở đầu "...kính mến" hay "Kính gửi..." phù hợp với đối tượng người nhận là thầy cô giáo hay người lớn tuổi.

E. Giống như lời chào mở đầu, lời chào cuối thư cũng nên được viết đúng mực và phù hợp với đối tượng.

F. Tiêu đề bỏ trống hoặc viết không dấu, viết tắt, địa chỉ email lố lắng có thể khiến người nhận thư bỏ qua không đọc.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập số 3: Hãy thảo luận theo nhóm và chọn những câu đúng trong những câu dưới đây, qua đó tự rút ra những quy tắc giao tiếp qua email

A. Khi trả lời (Reply) một email của bạn A mà đồng thời em lại Cc cho bạn B thì bạn B sẽ đọc được nội dung lá thư mà trước đó A viết riêng cho em, vì thế phải cân nhắc xem A có tán thành điều đó hay không

B. Khi nhận được email từ bạn A mà em lại gửi chuyển tiếp email đó cho bạn B thì B sẽ đọc được nội dung lá thư mà trước đó A viết riêng cho em, đồng thời B còn tải về được các tệp đính kèm của email đó, vì thế em phải cân nhắc xem A có tán thành điều đó hay không

C. Khi trả lời một email chúng ta nên chọn chế độ Reply, vì khi đó email trả lời nằm trong cùng một chuỗi (thread) các email có cùng chủ đề, chúng ta sẽ dễ theo dõi các trao đổi của mỗi chủ đề.

D. Nếu nhận được email nhưng chưa có thời gian chuẩn bị câu trả lời, em nên gửi lại sớm một email thông báo đã nhận được thư và sẽ trả lời một cách đầy đủ

E. Nếu nhận được email nhưng chưa có thời gian chuẩn bị câu trả lời, em sẽ không trả lời cho tới khi chuẩn bị xong.

F. Dù địa chỉ người nhận ở phần nào trong các phần: To: Cc: Bcc: thì họ cũng sẽ nhận được email, tuy nhiên ý nghĩa thì khác nhau. Người nhận ở phần To: đóng vai trò chính trong cuộc trao đổi, còn những người được liệt kê trong phần Cc (viết tắt của carbon coppy) sẽ hiểu rằng họ không phải là người nhận chính, không bắt buộc phải trả lời hay có nghĩa vụ tham gia vào câu chuyện.

G. Mỗi người trong danh sách Bcc: viết tắt của "blind carbon copy") của một email sẽ không nhìn thấy những người khác trong cùng danh sách Bcc của email này. Nói cách khác, danh sách người nhận ở phần Bcc không được tiết lộ cho mỗi người trong chính danh sách này.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng

Bài tập số 4: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? Trao đổi ý kiến của mình với các bạn trong nhóm với các nhóm khác

A. Các bạn trẻ đều hiểu và thích dùng ngôn ngữ @ vì vậy phê bình ngôn ngữ này là lệch lạc, "đáng báo động", thậm chí "không thể chấp nhận được" là nói quá.

B. Dùng ngôn ngữ @ một cách tràn lan, thường xuyên, sẽ làm mai một khả năng viết tiếng việt một cách lành mạnh và trong sáng.

C. Trong những bản ghi tốc kí dùng cho bản thân, chẳng hạn khi chép bài vào vở, việc sử dụng từ viết tắt là chấp nhận được nhưng trên các văn bản chính thức cho người khác đọc như bài kiển tra hay bài viết trên mạng thì không nên dùng.

D. Dùng lối viết như "Chuk pan sjh nkat zụ ze nhen. Hep py bit day 2 u" thể hiện cá tính, sự năng động và hiện đại của bản thân.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Văn hóa ứng xử trên mạng

Bài tập số 5: Em nên làm gì khi:

A. bị bắt nạt trên mạng

B. thấy bạn bè bị bắt nạt trên mạng

C. thấy bạn bè hùa nhau bắt nạt người khác trên mạng

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập số 6: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Có thể hùa theo ý kiến của số đông để phê bình công kích, không cần chú ý đến ngôn từ hay hậu quả vì đây là thế giới ảo, không sợ ai biết tên thật của mình.

B. Việc sỉ nhục, bôi bọ người khác trên mạng, đưa tin bài sai sự thật, công bố ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không được sự đồng ý của họ đều là những hành vi phạm pháp.

C. Nên công kích một người vì người đó không giống với số đông còn lại

D. Thực hiện những hành vi nông nổi chỉ để thu hút nhiều lượt người xem trên mạng có thể đem lại cho bản thân những hậu quả nghiêm trọng.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập số 7: Những hành vi sau đây có vi phạm pháp luật hay thiếu đạo đức không?

A. Người quen của em bị mất chứng minh thư và đăng kí xe. Em đưa ảnh chụp lên và các thông tin về người đó như ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trúm số điện thoại... lên Facebook để giúp hộ nhưng chưa hỏi ý kiến người đó.

B. Chê bai công kích chuyện cá nhân riêng tư của người khác trên mạng xã hội kèm theo ảnh và danh tính của người đó.

C. Bấm nút "like" để ủng hộ những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ được đăng tải trên mạng.

D. Chia sẻ, góp phần làm lan truyền những thông tin "nóng" nhưng chưa được kiếm chứng về tính xác thực hoặc có thể gây hậu quả xấu.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

Sắp đến sinh nhật của Nam. Nam muốn gửi email mời một số bạn đến chung vui cùng mình, nhưng để gây bất ngờ cho mỗi người bạn, Nam không muốn các bạn biết danh sách khách mời của Nam. Em hãy mách cho Nam chọn cách nào để gửi email có nội dung mời dự sinh nhật trong các cách sau đây:

A. Gửi email cho từng bạn trong danh sách, mỗi bạn gửi một email riêng.

B. Gửi email cho một bạn và địa chỉ các bạn khác dựa vào danh sách địa chỉ ở phần Cc của email này

C. Gửi email cho một bạn và địa chỉ các bạn khác đưa vào danh sách địa chỉ ở phần Bcc của email này.

D. Gửi email phần địa chỉ người nhận sau To để trống, tất cả địa chỉ của các bạn đưa vào danh sách địa chỉ ở phần Bcc của email.

Theo em, nếu trong mục To hoặc Cc của email trên có địa chỉ của bạn A (tức là email gửi cho A theo kiểu To hoặc Cc) thì A có biết danh sách những địa chỉ Bcc hay không? Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng nhận định của mình.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

  • Em hãy tìm hiểu cách tạo chữ kí của Gmail để tạo cho mình một đoạn chữ kí đó sẽ được tự động chèn vào các email của em
  • Em hãy tìm hiểu và thử nghiệm chế độ trả lời email tự động khi đi vắng (Vacation Responder) của Gmail.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 847 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải VNEN tin học 9