Hãy kể tên dạng năng lượng và mô tả sự biến đổi (chuyển hóa) năng lượng trong các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị được vẽ ở hình 58.2
2. Hãy kể tên dạng năng lượng và mô tả sự biến đổi (chuyển hóa) năng lượng trong các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị được vẽ ở hình 58.2
Căn cứ quá trình chuyển hóa ở trên, hãy hoàn thành bảng 58.1
Bảng 58.1
Thiết bị | Dạng năng lượng ban đầu | Các dạng năng lượng trung gian | Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết |
A | |||
B | |||
C | |||
D |
Thảo luận
- Các dạng năng lượng (cơ năng, hoá năng, quang năng) có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng nào? Chỉ ra những dấu hiệu mà con người cảm nhận được điều đó.
- Phương án nào đúng?
Năng lượng có thể được chuyển hoá
[ ] từ dạng này sang dạng khác [ ] chỉ trong cùng một dạng
Tổng năng lượng trong quá trình chuyển hoá (biến đổi) là
[ ] tăng lên [ ] giảm đi [ ] không đổi
Bài làm:
Hình | (1) | (2) |
a | Cơ năng | Quang năng, nhiệt năng |
b | Điện năng | Động năng |
c | Hóa năng | Cơ năng |
d | Hóa năng | Quang năng, nhiệt năng |
Thiết bị | Dạng năng lượng ban đầu | Các dạng năng lượng trung gian | Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết |
A | Cơ năng | Điện năng | Quang năng, nhiệt năng |
B | Điện năng | Cơ năng | Động năng (Cơ năng) |
C | Hoá năng | Nhiệt năng | Cơ năng |
D | Hoá năng | Điện năng | Quang năng, nhiệt năng |
Thảo luận
- Các dạng năng lượng (cơ năng, hoá năng, quang năng) có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Các dấu hiệu có thể nhận biết ra các dạng năng lượng:
Cơ năng: vật có thế năng (đàn hồi hay hấp dẫn); vật chuyển động (động năng) hoặc vừa có thế năng và vừa có động năng.
Nhiệt năng: vật nóng lên.
Điện năng: phát ra ánh sáng, làm quay động cơ điện.
Quang năng: phát ra ánh sáng.
- Phương án đúng:
Năng lượng có thể được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Tổng năng lượng trong quá trình chuyển hoá (biến đổi) là không đổi.
Xem thêm bài viết khác
- b, Kết quả thế hệ F2 trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen
- Trên hình 12.2 đâu là dây nối dụng cụ điện với đất? Dòng điện chạy qua dây dẫn nào khi dụng cụ này hoạt động bình thường?
- Giải câu 3 trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép
- Từ thông tin có trong hình 15.3, hãy mô tả các mức độ xoắn và cho biết thành phần hóa học của NST là gì?
- Giải câu 1 trang 26 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải câu 6 trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Khi có hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn có điện trở R và cường độ dòng điện I chạy qua. Hệ thức về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế có dạng như thế nào?
- III. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
- Kim loại có các tính chất vật lí nào? Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất
- Có thể dùng phương pháp nghiên cứu di truyền áp dụng trên động vật, thực vật để nghiên cứu di truyền học người được không? Tại sao? Có phương pháp nào đặc trưng riêng cho nghiên cứu di truyền ở người?
- Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Giảm phân và thụ tinh