Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm 2022 - 2023

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2022 - 2023 bao gồm 2 mẫu cho cả giáo viên tiểu học và THCS. KhoaHoc mời quý vị cùng theo dõi nội dung Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên hè 2022 và năm học 2022-2023 trong bài viết dưới đây.

Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên hè 2022 và năm học 2022-2023 nhằm bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý nhằm cập nhật, tăng cường kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và quản lý (quản lý nhân sự: công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng và chế độ chính sách..., quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, hội nhập quốc tế trong GD&ĐT...).

1. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học

UBND HUYỆN.......... TRƯỜNG TH ..........

Số: …./KH-THPV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày tháng….. năm ……

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hè 2022 và năm học 2022-2023

Căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo .......... ngày 12/11/2019 về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên.

Thực hiện Kế hoạch số 695/KH-PGD&ĐT của Phòng giáo dục và đào tạo.......... ngày 08 tháng 6 năm 2022 về việc Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT.......... trong dịp hè 2022 và năm học 2022-2023

Trường Tiểu học .......... xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hè 2022 và năm học 2022-2023 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý nhằm cập nhật, tăng cường kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và quản lý (quản lý nhân sự: công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng và chế độ chính sách..., quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, hội nhập quốc tế trong GD&ĐT...).

- Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên nhà trường về công tác: Thư viện, Văn thư - Lưu trữ, Kế toán, Y tế học đường, Thiết bị dạy học, Thi đua - Khen thưởng... nhằm thực hiện tốt công việc được phân công.

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

- Phát triển năng lực tự quản lý, tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả quá trình bồi dưỡng thường xuyên.

- Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm học.

II. Đối tượng bồi dưỡng

- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác và giảng dạy tại trường Tiểu học .......... năm học 2022-2023.

III. Thời gian và nội dung bồi dưỡng

1. Bồi dưỡng trong dịp hè năm 2022: Tập trung thực hiện những nội dung chính sau đây:

1.1. Đối với cán bộ quản lý:

- Bồi dưỡng các chuyên đề thuộc lĩnh vực quản lí: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới; hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn; hướng dẫn thực hiện văn bản mới liên quan đến các cấp học, ngành học.

- Bồi dưỡng các chuyên đề về Chương trình GDPT 2018 (theo chương trình lớp 3

- Bồi dưỡng đại trà 05 mô đun theo Chương trình GDPT 2018

1.2. Đối với giáo viên:

Tập trung bồi dưỡng giáo viên cốt cán, đại trà cấp học tiểu học với một số nội dung cụ thể sau đây:

- Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018 (thay SGK lớp 3) cho CBQL, giáo viên.

- Bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên cốt cán về kỹ thuật khai thác bài dạy theo hướng tiếp cận phát triển năng lực.

- Bồi dưỡng về an ninh quốc phòng (đối tượng 4); bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT.

- Bồi dưỡng đại trà 05 mô đun theo Chương trình GDPT 2018 (dành cho giáo viên).

- Công tác truyền thông trong trưòng học, công tác bảo vệ nhà trường.

2. Bồi dưỡng trong năm học 2022-2023

Tập trung thực hiện những nội dung chính sau đây:

2.1 Đối với cán bộ quản lý:

- Tham gia bôi dưỡng lớp đào tạo chuân, trên chuân; các lớp bôi dưỡng vê Lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và quản lý giáo dục {theo kế hoạch của huyện).

- Quản lí tài chính; quản lí chuyên môn đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa lớp 3, lớp 7; công tác tham vấn trường học; quản lý cơ sở vật chất, quản lý nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, công tác Thi đua- Khen thưởng...

- Bồi dưỡng theo các chuyên đề đã tiếp thu từ Sở giáo dục ...........

2.2. Đối với giáo viên, nhân viên

Tập trung bồi dưỡng giáo viên cốt cán, đại trà cấp Tiểu học với một số nội dung cụ thể sau đây:

- Chuyên đề: Tập huấn cho CBQL và giáo viên dạy lớp 3 năm học 2022-2023 về: Thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực; Kỹ thuật khai thác bài dạy theo hướng phát triển năng lực; Ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triên năng lực; ứng dụng CNTT trong dạy học; Giáo dục STEM, SEAM. Nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 3 chương trình GDPT2018.

- Bồi dưỡng các chuyên đề chuyên môn dành cho giáo viên khối 1;2;4;5.

- Bồi dưỡng giáo viên dạy Tin học và Công nghệ (theo lộ trình)

- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo tài liệu bồi dưỡng thưòng xuyên của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT...

IV. Tổ chức thực hiện

1. Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch bồi dưõng thưòng xuyên cán bộ quản lí, giáo viên hè 2022, năm học 2022-2023;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong năm học và báo cáo kết quả về Sờ GDĐT .......... ngay khi kết thúc năm học.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên; phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; báo cáo kế hoạch BDTX giáo viên về Phòng GD&ĐT.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL và giáo viên về Phòng GD&ĐT.......... trước ngày bằng văn bản và email.

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia Bồi dưỡng thường xuyên; đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ khối chuyên môn, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác BDTX trong dịp hè và suốt năm học.

2. Giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2022 - 2023 đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.

- Báo cáo tổ chuyên môn, BGH nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

3. Đối với tổ hành chính

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường tổ chức bồi dưỡng làm việc như máy chiếu, máy tính, âm thanh, phòng chức năng...

Bồi dưỡng thường xuyên là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Nhận được kế hoạch này, Ban giám hiệu đề nghị toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nghiêm túc triển khai, thực hiện đầy đủ để hoạt động Bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường năm học 2022 - 2023 đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu để có biện pháp khắc phục kịp thời./.

Nơi nhận

- Ban giám hiệu;

- Giáo viên;

- Nhân viên;

- Lưu VP.

KT HIỆU TRƯỞNG

Phó hiệu trưởng

……………..

2. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày 07 tháng 7 năm 2022

KẾ HOẠCH Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Trường THCS ............. năm học 2022 - 2023

Thực hiện Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/11/2019 về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

Thực hiện thông tư số 17/2019-TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Thực hiện thông tư số 18/2019-TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;

Thực hiện Kế hoạch số: ............, ngày ............. của Phòng GD&ĐT ........... về việc Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành GDĐT ....... trong hè 2022 và năm học 2022 - 2023;

Trường THCS ....... xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng (BD) cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên Trường THCS ........... trong hè 2022 và năm học 20222023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, giáo viên, nhân viên nhằm cập nhật, tăng cường kiến thức, năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học để triển khai thực hiện tốt công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên các trường về công tác: Thư viện, Văn thư - Lưu trữ, Kế toán, Y tế học đường, Thiết bị dạy học, bảo vệ trường học... nhằm thực hiện tốt công việc được phân công.

- Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, | trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

- Nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ năm học 2022-2023 cho CB-GV-NV; | Duy trì và phát huy kết quả các hoạt động bồi dưỡng đã đạt được.

- Triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển | khai đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.

II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Đối với cán bộ quản lý: 100% tham gia.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo, năng lực quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn, QPAN (nếu có).

- Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý (Quản lý nhân sự: công tác quy hoạch, BD, tuyển dụng và chế độ chính sách ..., quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất, quản lý nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, hội nhập quốc tế trong GD&ĐT ...).

2. Đối với giáo viên: 100% giáo viên

- Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh, QPAN (nếu có)

- Nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách nhà giáo và kiến thức về chính trị - xã hội.

3. Đối với nhân viên: 100% nhân viên

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên về công tác: Thư viện, Văn thư - Lưu trữ, Kế toán, Y tế học đường, Thiết bị dạy học, bảo vệ, Thi đua - Khen thưởng ... nhằm thực hiện tốt công việc được phân công.

III. THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

Tổng thời lượng bồi dưỡng thường xuyên đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo 120 tiết/năm học.

1. Bồi dưỡng trong hè 2022 và năm học 2022-2023:

1.1. Đối với cán bộ quản lý:

- Bồi dưỡng các chuyên đề: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới; Hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn; Hướng dẫn thực hiện văn bản mới liên quan đến các cấp học, ngành học.

- Bồi dưỡng các chuyên đề về chương trình GDPT năm 2018 (lớp 7).

- Bồi dưỡng đại trà 05 mô đun theo Chương trình GDPT 2018.

1.2. Đối với giáo viên:

- Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018 (thay SGK lớp 7) cho 02 CBQL, 19 giáo viên trực tiếp dạy lớp 7 năm học 2022-2023.

- Bồi dưỡng đại trà 05 mô đun theo Chương trình GDPT 2018 (dành cho giáo viên) - Bồi dưỡng các chuyên đề về chương trình GDPT 2018. - Bồi dưỡng công tác truyền thông trong trường học, công tác bảo vệ nhà trường.

1.3. Đối với nhân viên:

+ Bồi dưỡng về đổi mới công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện; Quản lý thiết bị, Văn thư lưu trữ, Công tác y tế, Bảo vệ ...

+ Bồi dưỡng Tin học cho nhân viên thư viện theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

+ Bồi dưỡng về đổi mới công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện. - Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho nhân viên các cấp đăng ký học.

1.4. Bồi dưỡng khác:

- Bồi dưỡng cán bộ cốt cán phụ trách công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống.

- Tham gia bồi dưỡng các chuyên đề về chương trình GDPT 2018.

2. Bồi dưỡng trong năm học 2022-2023

2.1. Đối với CBQL

- Tham gia bồi dưỡng lớp đào tạo trên chuẩn: 02 đ/c

- Quản lý tài chính; quản lí chuyên môn đáp ứng yêu cầu thay sách giáo khoa lớp 7; công tác tham vấn trường học; quản lý cơ sở vật chất, quản lý nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm, công tác Thi đua- Khen thưởng...

- Bồi dưỡng theo các chuyên đề đã tiếp thu từ Sở giáo dục Hà Nội.

2.2. Đối với giáo viên, nhân viên

- Tham gia các chuyên đề: Đối mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho 21 lượt cán bộ quản lý, giáo viên về chiến lược dạy học phân hóa và thực hành dạy học phân hóa, cách thức tổ chức một tiết học theo chương trình GDPT 2018; nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024 cho 07 giáo viên; nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Anh (dự kiến thực hiện theo Đề án hỗ trợ dạy học Tiếng Anh). Tập huấn giáo viên dạy lớp 7 theo chương trình GDPT 2018.

- Bồi dưỡng các chuyên đề chuyên môn dành cho giáo viên khối 6,8,9.

- Bồi dưỡng giáo viên dạy Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (theo lộ trình)

- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT....

IV. NỘI DUNG CỤ THỂ: Bồi dưỡng theo 3 nội dung

1. Khối kiến thức bắt buộc

1.1. Chương trình bồi dưỡng 01 (40 tiết/năm học): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.

Thực hiện bồi dưỡng các nội dung: Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông

- Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Các Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, của Thành phố ...

1.2. Chương trình bồi dưỡng 02 (40 tiết/năm học): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).

- Nhiệm vụ năm học 2022-2023 của Sở GD&ĐT.

- Nhiệm vụ trọng tâm Phòng GD&ĐT năm học 2022-2023: Các nội dung về phát triển giáo dục của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương, nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án theo quy định của Sở GD&ĐT.

- Các Văn bản chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT - Phòng GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tự chọn , đổi mới kiểm tra đánh giá; Hướng dẫn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, triển khai phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực...

- Tài liệu hướng dẫn chuyên môn cấp THCS.

- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên: Nghiên cứu khoa học, trường học kết nối, dạy học tích hợp, liên môn. Đổi mới phương pháp dạy học, Dạy học tự chọn, dạy học tích hợp, đổi mới kiểm tra đánh giá,Kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra, Hướng dẫn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn:

+ Bồi dưỡng dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với đối tượng dạy học.

+ Bồi dưỡng kĩ năng thiết kế bài giảng Elearning, sử dụng máy tính cầm tay vào giải toán, phần mềm dạy học ...

+ Bồi dưỡng khai thác công nghệ thông tin vào giảng dạy.

+ Điều lệ trường học; Quy chế đánh giá học sinh; DTHT .

1.3. Chương trình bồi dưỡng 03 (40 tiết/năm học): Giáo viên tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCSKế hoạch bồi dưỡng thường xuyên THCS

3. Hình thức bồi dưỡng.

Bằng hình thức giáo viên tự học, bồi dưỡng tại chỗ:

+ Lên lớp dự giờ, học tập rút kinh nghiệm.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ giáo viên.

+ Hội thảo đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn (Tập trung hội thảo dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh).

+ Tham gia các buổi tập huấn do Sở GD và PGD tổ chức.

+ BDTX theo hình thức học tập từ xa qua mạng Internet).

+ Đăng kí học nâng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, …

+ Tăng cường bồi dưỡng Ngoại ngữ, Tin học cho CBQL và giáo viên.

+ Viết sáng kiến tập trung vào các vấn đề: BD HSG, ôn thi vào lớp 10, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

V. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BD.

- Thực hiện Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/11/2019 về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Nhà trường tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên, và tổ chuyên môn, lưu hồ sơ đánh giá tại trường.

- Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

- Trách nhiệm của Nhà trường:

+ Xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

+ Căn cứ vào tổng hợp các module đa số giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng để từ đó nhà trường có kế hoạch tổ chức hoặc mời giảng viên về bồi dưỡng, tập huấn các chuyên đề nhằm hướng dẫn những nội dung khó, giải đáp thắc mắc cho giáo viên.

+ Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, danh sách xếp loại kết quả bồi dưỡng của giáo viên đề nghị phòng GD&ĐT cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2022-2023 về phòng GD&ĐT trước khi kết thúc năm học.

+ Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên.

- Trách nhiệm của giáo viên, nhân viên:

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được Hiệu trưởng phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục. của cơ sở giáo dục và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị

+ Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Trên đây là kế hoạch BD CBQL, giáo viên, nhân viên của trường ……….năm học 2022-2023.