Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác.
2. Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện với cái ác.
Bài làm:
Ví dụ: Chuyện Gà trống và cáo
Thưa cô và các bạn, trong kho tàng văn học có rất nhiều câu chuyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. Và hôm nay, em cũng sẽ kể một câu chuyện như vậy. Đó là câu chuyện “Gà Trống và Cáo”.
Ở một khu rừng nọ, trời mới vừa hửng sáng đã thấy một chú Cáo dò dẫm đi kiếm ăn. Chắc là chú ta đói bụng lắm. Bất chợt chú phát hiện một anh gà trô"ng đang đứng vắt vẻo trên một cành cây cao. Chú mừng thầm trong bụng: “Chuyến này mình vớ bẫm đây”. Chú liền tiến đến dưới gô"c cây, ngước mắt nhìn lên cao, đon đả chào:
- Kìa, anh bạn quý của tôi! Xin mời xuống đây, tôi sẽ thông báo một tin hệ trọng và cũng rất vui, rất tốt lành. Hôm qua, vị chúa sơn lâm đã triệu tập muôn loài dự một hội nghị và thông qua một quyết định vô cùng quan trọng. Từ nay, muôn loài mạnh yếu phải kết tình anh em thân hữu, không được giết hại lẫn nhau và phải giúp đỡ nhau xây dựng một thế giới đại đồng. Lòng tôi sung sướng muôn phần. Tôi được chúa sơn lâm cử đi loan báo tin vui này. Nào, anh hãy xuống đây, cho tôi được ôm hôn anh để tỏ bày tình thân ái!
Nghe Cáo nói vậy, Gà Trống vẫn không tin, trong bụng nghĩ thầm: “Cáo vốn là một kẻ lõi đời, vừa ranh ma, thâm hiểm vừa xảo trá lừa lọc” nên đứng ở trên cao nói vọng xuống.
- Tôi rất mừng khi nghe được tin này. Thế là từ nay, chúng ta được sống trong cảnh thanh bình hạnh phúc “bốn biển một nhà”, thật là tuyệt! Cám ơn anh Cáo! Mà này, anh Cáo ơi! Tôi thấy hai anh chó săn đang chạy lại phía chúng ta. Hẳn là hai anh ấy cũng đang làm nhiệm vụ loan báo tin vui này như anh, có phải không?
Nghe Gà Trống nói thế, Cáo ta hồn xiêu phách lạc, không kịp nói thêm với Gà Trống điều gì nữa, vội vàng co giò chạy như ma đuổi. Gà Trống nhìn theo cười chảy cả nước mắt, bụng nghĩ thầm: “Rõ là phường gian trá”.
Xem thêm bài viết khác
- Xếp những từ sau vào hai nhóm: từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm:
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A (trang 164)
- Đặt câu với một trong những từ em tạo được ở hoạt động 5 (chọn mục a hoặc mục b).
- Giải bài 19C: Tài năng của con người
- Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh. Viết kết quả vào bảng nhóm
- Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích
- Viết đoạn văn tả một bộ phận loài cây mà em yêu thích
- Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở hoạt động 5.
- Giải bài 28C: Ôn tập 3
- Từ kết quả hoạt động 3, em hãy viết một đoạn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả.
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Bài cái nón có kết bài kiểu nào? Phần kết bài của bài cái nón nói về điều gì?
- Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?