Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Câu 3 (Trang 30 – SGK) Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cùng như không.
Tác giả chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.
==> Trong một xã hội mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nhà Nho như Tú Xương đã không chỉ nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn. Đó là một biểu tượng cho nhân cách của nhà thơ qua tiếng “chửi”.
Xem thêm bài viết khác
- Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).
- Soạn văn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
- Theo anh/chị, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những chi tiết đặc sắc đó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tự tình (bài II)
- Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra...
- Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn
- Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”? Bài 3 trang 114 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Trong câu thơ dưới đây, từ thôi được sử dụng với nghĩa như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vịnh khoa thi hương
- Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ
- Nội dung chính bài Chiếu cầu hiền