Lời giải cho bài tập phân biệt Ẩn dụ và Hoán dụ
Bài 1:
Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau:
a. Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
(Ca dao)
b. Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
c. Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời
(Nguyễn Du)
d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
(Nguyễn Bính)
Bài 2 :
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (1)
Có thể thay bằng :
“Chàng ơi có nhớ thiếp chăng
Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng” (2)
Được không ? Vì sao ?
Bài 3:
Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
Em tưởng giếng sâu
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây”
(Ca dao)
Bài làm:
Bài 1:
a. Khăn thương nhớ - người con gái (em - ẩn) - miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo, đây là ẩn dụ
b. Gồm cả ẩn dụ và hoán dụ
Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là hoán dụ
sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.
cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
c. Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
d. Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ "người thôn Đoài" và "người thôn Đông". Còn hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại là những ẩn dụ dùng để chỉ những người đang yêu. Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị. Đích của lời nói tuy vẫn hướng về người yêu. Thế nhưng cách nói bâng quơ theo kiểu ngôn ngữ tỏ tình của trai gái đã tạo ra một sự thích thú đặc biệt cho những người tiếp nhận nội dung của câu thơ.
Bài 2:
Bề ngoài thì có thể thay thế được bởi:
Trong câu (1) giữa Chàng , thiếp – đối tượng được biểu hiện - ẩn có sự liên tưởng tương đồng(Giống nhau) với Thuyền , bến – hình ảnh biểu hiện
Trong cả hai câu (1) và (2) có sự tương đồng - giống nhau :
- Thuyền - chàng: không cố định , dễ thay đổi
- Bến - thiếp : cố định , không thay đổi
Giá trị biểu cảm: những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau (khẳng định sự thủy chung)
Nhưng cách tỏ tình “dũng cảm” nói “toạc” ra như ở câu 2 thì chẳng còn vẻ kín đáo tế nhị, e thẹn, bóng gió xa xôi… như tâm trạng của những người mới yêu, đang yêu nữa ! nên nó chằng thành ca dao , chẳng thành ẩn dụ nữa.
Bài 3:
Giếng sâu - Tình cảm chân thật, sâu sắc
Gàu dài - Vun đắp tình cảm
Giếng cạn - Tình cảm hời hợt
Sợi dây - Tiếc công vun đắp tình cảm
--> Hàm ý than thở, oán trách người yêu - Ẩn dụ
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P2)
- Giải câu 1 bài: Phương trình bậc hai với hệ số thực
- Cách làm câu số 31, 32, 35 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 22
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Hóa học năm 2019
- Lập niên biểu những sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991?
- Đáp án phần Đọc Hiểu Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn lần 33 năm 2017
- Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (P2)
- Phương pháp giải bài tập về phả hệ Di truyền học người
- Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam Lào Camphuchia? Kết quả ra sao?
- Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn...