Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
Bài làm:
Địa hình Việt Nam gồm có các đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Theo thống kê, địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%.
- Chính vì đồi núi chiếm 3/4 diện tích nên đã tạo ra thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi
Thứ hai, cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Nhờ sự vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta trẻ lại và có tính phần bậc từ núi cao, núi trung bình, địa hình bán bình nguyên, đồng bằng…
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với hai hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)
Thứ ba, địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua các điểm sau đây:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. Đó là quá trình bảo mòn, rửa trôi lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạng, đất đá xói mòn rửa trôi. Vùng núi đá vôi hình thành nên các dạng địa hình mới với các hang động, suối cạn, thung khô…
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Thực chất, hệ quả của quá trình bào mòn ở đồi núi chính là sự bồi đắp bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Do đó, hằng năm ở các rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
- Cuối cùng, địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Cho đến thời điểm này, con người vẫn đang tác động mạnh mẽ đến địa hình.
+ Tác động tích cực : Có tác dụng bảo vệ địa hình, tăng hiệu quả kinh tế.
+ Tác động tiêu cực : Phá hủy bề mặt địa hình, xói mòn đất đai, làm giảm năng suất sinh vật…
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tên các phân ngành của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?
- Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
- Hãy cho biết kết quả tác động của các quá trình tác động ngoại lực lên địa hình?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất của gió mùa này ở Việt Nam?
- Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta.
- Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
- Bài 3: Thực hành vẽ bản đồ Việt Nam
- Nêu các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất đồng bằng?
- Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào và vào thời gian nào trong năm?
- Dựa vào hình 36, (SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng?
- Giải bài 32 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?