Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản đã cho
Phân tích biên bản tham khảo
Biên bản tham khảo sách giáo khoa (trang 103).
1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên.
2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí
3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được gửi chi tiết, cụ thể hơn cả?
4. Vì sao cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?
5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?
Bài làm:
1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên:
- Đầu trên biên bản, phía bên phải nghi quốc hiệu và tiêu ngữa; phía bên trái ghi tên đơn vị (Lớp 6C, trường THCS P.H.C).
- Dưới từ biên bản, ghi khái quát nội dung công việc (Bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng "Ngày chủ nhật Xanh)
- Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp (11h ngày 13/02/2019, phòng họp lớp 6C)
- Thành phần tham dự, tên người chủ trì, thư ký (Nguyễn Thị Thanh T, Lê Tiến H)
- Diễn biến cuộc họp: Bố trí các bộ phận kiểm tra và triển khai công việc, thảo luận về kế hoạch và kết luận lại các ý kiến
- Thời gian kết thúc xử lý cuộc họp (11h30 ngày 13/2/2019).
2. Biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí vì Biên bản sẽ được lưu lại như một hồ sơ với tính chất quan trọng, cần thiết, lúc cần được đưa ra như một bằng chứng để chứng minh, đánh giá tính xác thực của vấn đề.
3. Khi làm biên bản, nội dung cần được gửi chi tiết, cụ thể hơn cả là diễn biến cuộc xử cuộc họp, cuộc thảo luận
4. Cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí vì đây là bằng chứng quan trọng chứng minh tính xác thực của biên bản.
5. Ngôn ngữ của biên bản mang phong cách ngôn ngữ hành chính, ngắn gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu, xúc tích
Xem thêm bài viết khác
- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 86 tập 2
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Tiếng cười không muốn nghe
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Nói và nghe - Trình bày ý kiến về vấn đề môi trường
- Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt? Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng
- So sánh lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh khi chuẩn bị theo chim ra đảo và khi lấy vàng bạc trên đảo. Sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh được thể hiện bằng những từ ngữ nào dưới đây
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 81
- Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích
- Liệt kê những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào
- Văn bản này thuật lại sự kiện gì?
- [Kết nối tri thức] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng Việt trang 13