Nhận xét chung về đăc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta. Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
3. Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 2, bảng 1, hãy:
- Nhận xét chung về đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta.
- Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
Bài làm:
Đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta:
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông): Đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc, khí hậu các miền có sự khác biệt rõ rệt
- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ):
- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ.
- Nhiệt độ cao trên toàn quốc
- Lượng mưa lớn, riêng Duyên Hải Trung Bộ mùa này ít mưa
- Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
- Miền Trung và Tây Bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
- Bắc Bộ mưa ngâu vào tháng 8 có thể gây ngập úng.
- Bão gây mưa to, gió lớn ở các khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta.
Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau. Vì:
Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.
Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.
Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài 29: Các miền địa lí tự nhiên
- Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873
- Đọc thông tin, kết hợp với quan sát các hình ảnh, hãy: Trình bày những tiến bộ về công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự từ nửa sau thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.
- Tại sao nói miền này có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện lớn trên sông Đà.
- Dựa vào bảng 4, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với thế giới. Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại cây trồng này.
- Dựa vào hình 2, đọc thông tin, hãy: Hoàn thành bảng theo mẫu sau. Cho biết trong miền có những hệ thống sông lớn nào. Việc đắp đê ngăn lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng đã ảnh hưởng tới sự biến đổi địa hình ở đây như thế nào?
- Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu, thời tiết ở nước ta
- Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy tìm các thông tin để chứng minh cho đăc điểm chung của địa hình nước ta
- Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn nội dung nào trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ
- Chứng minh rằng cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của tự nhiên nước ta
- Dựa vào hình 3, xác định vị trí địa lí và giới hạn của miền Bắc và Bắc Trung Bộ
- Đọc thông tin và cho biết: Vì sao Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII được ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu