Quan sát hình, đọc thông tin trong các bảng, hãy: Nêu nhận xét của em về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
I. Các nước tư bản ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
1. Tìm hiểu tình hình các nước tư bản ở châu Âu giai đoạn 1918 – 1929
Quan sát hình, đọc thông tin trong các bảng, hãy:
- Nêu nhận xét của em về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức thông qua bảng 2.
- Cho biết tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1929 có điểm gì nổi bật.
Bài làm:
Nhận xét về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Đức mất hết thuộc địa.
- Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
Tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức thông qua bảng 2:
- Sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức từ năm 1920 đến 1929, tăng trưởng nhanh chóng, giữa các nước có sự tăng trưởng không đều. Trong đó, Đức tăng nhanh nhất, sản lượng than tăng 1.5 lần, thép tăng gấp đôi.
- Sản lượng than và thép có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi sản lượng than lên đến hàng trăm triệu tấn, sản lượng thép sản xuất được chỉ đến mức cao nhất là ở Đức: 16.2 triệu tấn.
Tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1929:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).
- Hàng loạt các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Điều này đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập.
- Các nước tư bản củng cố nền thống trị và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng trước khi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Tại sao nói miền này có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện lớn trên sông Đà.
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Giải thích vì sao sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Khoa học xã hội 8 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Cho biết sự đa dạng, phức tạp được biểu hiện trong từng thành phần tự nhiên nào? Lấy dẫn chứng để chứng minh sự phân hoá đa dạng, phức tạp ở một thành phần tự nhiên của nước ta
- Giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết
- Dựa vào hình 1, hãy kể tên các nước Đông Nam Á và nêu một vài hiểu biết của em về khu vực Đông Nam Á
- Trước nguy cơ xâm lược từ chủ nghĩa thực dân phương Tây, các nước châu Á mà em tìm hiểu đang ở tình trạng như thế nào?
- Dựa vào hình 2, đọc thông tin, hãy: Hoàn thành bảng theo mẫu sau, cho biết những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
- Chủ trương đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập, đào tạo cán bộ trong phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?
- Dựa vào bảng 1 và đọc thông tin, hãy: - Nhận xét tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á.
- Khoa học xã hội 8 bài 1: Biển đảo Việt Nam