Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả , là “một bức chân dung”.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Lặng lẽ Sa Pa
2. Tìm hiểu văn bản
a) Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả , là “một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Bài làm:
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:
- Cốt truyện: “Lặng lẽ Sa Pa" có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Qua cuộc gặp ấy chân dung cửa anh thanh niên hiện ra khiến người đọc phải suy nghĩ.
- Tình huống cơ bản của truyện - cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa bức chân dung của nhân vật chính một cách tự nhiên, tập trung qua cái nhìn, suy nghĩ của các nhân vật khác. Thông qua nhân vật chính, tác giả đã làm nổi bật chủ đề của truyện: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có những con người làm việc miệt và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
- "Bức chân dung" mà tác giả nói đến đó là bức chân dung của anh thanh niên làm công tác khí tượng giữa cái lạnh lẽo và mây mù của Sa Pa.
- Nhân vật anh thanh niên được hiện lên qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kỹ sư và qua chính những lời tự bộc bạch của anh.
Xem thêm bài viết khác
- Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.
- Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).
- Hãy nêu nghĩa của các từ được in đậm trong những ví dụ trên.
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó
- Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
- Nhận xét nào đúng về phương thức chủ yếu được tác giả sử dụng để miêu tả tính cách các nhân vật trong đoạn trích?
- Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
- Trao đổi và nêu ví dụ về một số tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Sơ đồ tư duy bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?