Nội dung chính bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lí Bạch (701- 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, thích rượu, thơ, ngao du. Ông để lại khoảng 1000 bài thơ về thiên nhiên tráng lệ, trăng và rượu, tình bằng hữu, tình cố hương, lòng khát khao tự do được diễn tả qua những vần thơ lãng mạn, tràn đầy hùng tâm, tráng chí của một thi nhân kiếm khách. “Xa ngắm thác núi Lư”, “Đường đi khó”, “Cảm nghĩ...” là những bài thơ tuyệt tác của Lí Bạch cho thấy một tâm hồn tuyệt đẹp
- Tác phẩm:
- Xuất xứ: Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường -Tập II (1987).
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác lúc Lí Bạch xa quê. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng.
2. Phân tích bài thơ
Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
a. Hai câu thơ đầu:
Tả cảnh: khắc họa khung cảnh đêm trăng rất thi vị, lãng mạn, huyền ảo, đẹp như ở chốn bồng lai.
- Hai chữ “minh” và “quang” đều nói về ánh sáng, bổ sung cho nhau làm cho sáng càng thêm sáng
- Trăng sáng đến nỗi như sương, trăng sáng tràn ngập cả một không gian
- Cảnh đêm trăng mang một vẻ đẹp dịu êm, thơ mộng và xinh đẹp
Ngụ tình: Tâm trạng nhớ quê của nhà thơ: Một đêm trăng đẹp và thanh tĩnh những nhà thơ trằn trọc không ngủ được
- Thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ trước cảnh đẹp mộng ảo của nhà thơ
- Cảm giác vừa say, vừa tỉnh, không phân rõ đâu là thật, đâu là ảo, tất cả mơ hồ, mộng mị khiến nhà thơ nhìn đâu cũng là trăng
- Đồng thời thể hiện trạng thái bâng khuâng, ngẩn ngơ, nhớ nhung của con người trong trạng thái cúi đầu nghĩ ngợi.
b. Hai câu thơ cuối: tâm hồn nhà thơ hòa quyện với thiên nhiên với ánh trăng xinh đẹp:
- Cúi đầu”: là hoạt động hướng nội trĩu nặng tâm tư (nhớ cố hương)
- Sử dụng nhiều động từ: (5 động từ), lược bỏ tất cả các chủ ngữ:
- Các động từ: nghị (thị sương) => cử (đầu) => vọng (minh nguyệt) => đê (đầu) => tư (cố hương).
=> Hai câu thơ cuối tình người và tình quê đã được khái quát hoá, cụ thể hoá và sâu sắc trong hành động:
=> Trong đêm khuya, 1 mình đối diện với ánh trăng cô đơn, lạnh lẽo đã tạo cơ hội, tình hướng cho nhà thơ bộc bạch lòng mình - đây là thủ pháp quen thuộc của thơ trung đại: tức cảnh sinh tình.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ :
- Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà, xa quê hương trong cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Đồng thời bài thơ còn cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu thì tình yêu quê hương cũng là một tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc nhất của mỗi con người.
2. Hai câu thơ đầu:
Miêu tả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, huyền ảo, sự thanh tĩnh, yên tĩnh hiện lên một cách tự nhiên, đáng yêu. Ánh trăng chiếu sáng trên bầu trời, ở mặt đất và ở đầu giường:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Trong cảnh có tình khi mà tác giả nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, bất chợt thấy trăng rọi mà ngỡ mặt trời đã thức, mặt đất phủ sương đánh thức mình dậy. Tâm trạng luôn khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ ly hương như bị nỗi nhớ nhà dày vò của tác giả đang giống với nỗi nhớ quê hương của em. Câu ngỡ mặt đất phủ sương vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của người ngồi trên giường cúi đầu nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.
3. Hai câu thơ cuối:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
- Nếu ở 2 câu trên, nhà thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì đến đây, cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch. Đang “cúi đầu” nhìn đất, nhớ quê, rồi ngẩng đầu” nhìn trăng sáng” để cố xua đi, để vợi bớt nỗi nhớ, thì nỗi nhớ bỗng trở lại, ngập tràn con tim, nên đành lại cúi đầu nhớ “cố hương”. Nói khác đi, trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng đc, mà trái lại, dù ngẩng đầu nhìn trăng, hay cúi đầu nhìn đất thì nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng.
- Hai tư thế "ngẩng đầu - cúi đầu", 2 tâm trạng nhìn (vọng), nhớ (tư), 2 hình ảnh sóng đôi: Trăng sáng và cố hương đã góp phần thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê hương, nhớ quê hương của tác giả. Chỉ trong một khoảnh khắc đã động mối tình quê, đủ thấy bình thường, tình cảm đó thường trực và sâu nặng biết bao
4. Tổng kết:
- Nội dung: Nỗi nhớ quê khắc khoải trong lòng người xa quê.
- Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh gần giũ, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3, 4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú phấp, từ loại của các chữ ở các vế tương úng với nhau).
- Ý nghĩa: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm của người xa quê
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Liên kết trong văn bản
- Nội dung chính bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
- Hai bài “Cảnh khuya” và "Nguyên tiêu" được làm theo thể thơ nào? Đặc điểm của nó?
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê
- Nội dung chính bài Qua đèo Ngang
- Cảm nhận hình ảnh người chinh phụ trong Sau phút chia li
- Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ
- Viết đoạn văn có sử dụng từ láy chủ đề gia đình
- Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề về nhà trường, có sử dụng các từ đồng nghĩa.
- Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?