Nội dung chính bài: Câu ghép (tiếp theo)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Câu ghép (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu ghép trong tiếng Việt thường chỉ ra một số mối quan hệ cụ thể trong các vế câu như quan hệ nguyên nhân-kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ giả thiết-kết quả,...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
a. Quan hệ điều kiện-kết quả
Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện, kết quả diễn tả một hành động, sự việc chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác xảy ra. Một số cụm từ nối được dùng trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện-kết quả như “nếu...thì”, “hễ...giá”, “hễ như….thì”.
Ví dụ:
- Nếu tôi học tập chăm chỉ thì tôi đã không bị điểm kém.
- Nếu trời mưa to thì chúng tôi sẽ hoãn chuyến đi cắm trại.
- Hễ mà cô ấy đến muộn thì chúng tôi sẽ bị muộn tàu.
b. Quan hệ tăng tiến
Trong câu ghép chúng ta còn thấy được mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu thông qua các cặp quan hệ từ như “không những….mà còn”, “không chỉ...mà còn”,..
Ví dụ:
- Nga không chỉ hát hay mà cô ấy còn học rất giỏi
- Không những em gái tôi đứng đầu thành tích học tập ở trường mà con bé còn vừa đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Không chỉ người Việt thích Phở mà người nước ngoài cũng thích nó.
c. Quan hệ tương phản
Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản có hai mệnh đề diễn tả ý nghĩa trái ngược nhau, thường sử dụng các mệnh đề quan hệ như “tuy...nhưng”. “mặc dù...nhưng”.
Ví dụ:
- Tuy tôi ôn bài rất cẩn thân nhưng tôi vẫn bị điểm kém do chủ quan
- Mặc dù mẹ tôi rất mệt nhưng mẹ vẫn nấu ăn tối cho mọi người.
d. Quan hệ mục đích
Quan hệ mục đích giữa các vế câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ “để, thì…”.
Ví dụ:
- Chúng tôi mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ cho những ngày mưa sắp tới.
- Để có thể lọt vào vòng chung kết thì chúng tôi cần đánh bại đối thủ ở vòng này.
e. Quan hệ lựa chọn
Quan hệ mục đích giữa các vế câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ "hay"
VD: Anh đi hay anh ở lại?
f. Quan hệ đồng thời
Quan hệ mục đích giữa các vế câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ "và"
VD: Mặt trời mọc và sương tan dần.
g. Quan hệ nhượng bộ
Ví dụ : Tuy tôi đã phân tích những lẽ phải nhưng nó vẫn bướng bỉnh không nghe lời.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Nội dung chính bài: Trợ từ, thán từ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Chiếc lá cuối cùng
- Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch, thuốc lá
- Soạn văn bài: Luyện nói Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Từ đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy viết đoạn văn về tình yêu thương của em với mẹ mình
- Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hai cây phong
- Nội dung chính bài Hai cây phong
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân, sau một thời gian xa cách Kể lại giây phút gặp lại người thân lớp 8