Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành một kiểu câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Có 2 cách giúp chúng ta chuyển CCĐ thành CBĐ gồm:
- Cách 1: Chuyển từ(cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ( cụm từ) ấy.
- Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ hoặc biến từ(cụm từ) chỉ chủ đề của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
Lưu ý trong một số trường hợp câu bị động không có từ bị ( được).
Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Ví dụ 1: Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII
Chuyển theo hai cách:
- Cách 1: Ngôi chùa ấy đã được nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII
- Cách 2: Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỷ XIII.
Ví dụ 2:
- Bạn em được giải nhất trong kỳ học sinh giỏi,
- Tay em bị đau.
Các câu trên không phải là câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.
Xem thêm bài viết khác
- Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này
- Soạn văn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm
- Nội dung chính bài: Văn bản đề nghị
- Đặt câu có dùng dấu gạch ngang: a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương
- Phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt bằng một đoạn văn
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
- Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ca Huế trên sông Hương
- Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?