Nội dung chính bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung).
- Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu (báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó).
- Đánh dấu (báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại, dùng với dấu gạch ngang).
B. Nội dung chính cụ thể
1. Dấu ngoặc đơn
- Dấu ngoặc đơn có nhiều kiểu loại, ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }. Dùng phổ biến nhất là ngoặc tròn, những kiểu khác ít gặp hơn
- Công dụng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
- Dấu ngoặc đơn là loại dấu câu có chức năng tách biệt. Tác dụng của nó cũng tương tự như dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.
- Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành phần chú thích.
Ví dụ 1: Ở đất Mường Giơn, ông không phải là người học Lò chỉ chuyên được làm kỳ mục, tạo bản (trưởng thôn).
Ví dụ 2: Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428]... người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên. (Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư")
2. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.
Cụ thể:
- Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.
Ví dụ 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
- Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng dấu hai chám với dấu gạch ngang.
Ví dụ 2: Em ngẩng đầu nhìn tôi đáp:
Em sẽ cố gắng học tập thật tốt
Ví dụ 3: Thấy lão vẫn nài nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
- Dấu hai chấm còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước
- Thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học các môn thể thao: Võ, bơi, cầu lông, bóng bàn, cờ vua…..
- Bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.( Nam Cao )
- Giải thích: VD:
- Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya. ( Xuân Diệu )
- Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ( Thanh Tịnh )
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng
- Đọc lại cặp câu 3 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì ? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả.
- Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân, sau một thời gian xa cách Kể lại giây phút gặp lại người thân lớp 8
- Nội dung chính bài Đập đá ở Côn Lôn
- Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
- Từ văn bản Cô bé hán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý
- Từ truyện ngắn Cô bé bán diêm, nêu suy nghĩ về tình người trong cuộc sống