Nội dung chính bài: Hội thoại
Câu 2: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hội thoại". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
- Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
- Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đứng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Vai xã hội trong hội thoại
- Hội thoại là nói chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau trong giao tiếp, trong hội họp hàng ngày.
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Việc xác định vai xã hội có sự tham gia của nhiều yếu tố:
- Do truyền thống lịch sử, văn hoá.
- Do thói quen.
- Do đặc điểm tâm lí xã hội, tâm lí dân tộc,
- Do những ước định mang tính thời đại.
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
- Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
- Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp về:
- Nội dung.
- Xưng hô.
- Cách nói.
- Thái độ.
VD: Tôi cũng cười đáp lại cô tôi :
- Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ) cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt :
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài? lắm, có như dạo trước đâu !
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đâu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng :
-Mày đại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
(Trong đoạn trích:" Trong lòng mẹ"- Nguyên Hồng)
Trả lời.
- Vai xã hội trong đoạn hội thoại: quan hệ trên dưới ( cô-cháu)
- Xưng hô: mày-cháu
- Thái độ: khinh ghét, mỉa mai của người cô hả hê trước nỗi đau của người cháu.
- Nội dung: người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Người cô đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ
Xem thêm bài viết khác
- Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 8 kì 2
- Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh
- Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào
- Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng hoa hoa"
- Tinh cách đó của ông thế hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ở cảnh sau
- Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương
- Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ
- Soạn văn bài: Đi đường (Tẩu lộ)
- Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì
- Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Soạn Văn 8 bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) trang 122 sgk Soạn Văn 8