Nội dung chính bài Luật thơ (tiếp theo) Kiến thức trọng tâm và soạn văn chi tiết

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Luật thơ (tiếp theo) Kiến thức trọng tâm và soạn văn chi tiết ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Bài làm:

toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Ôn lại khái niệm về luật thơ. Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.

B. Nội dung chính cụ thể

  • Ôn lại khái niệm về luật thơ. Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.
  • Thể thơ Việt Nam được chia thành 3 nhóm:
    • Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
    • Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
    • Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi…
  • Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. Số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… là các nhân tố cấu thành luật thơ.

Ví dụ: Đoạn thơ:

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

  • Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
  • Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.
  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1