Nôi dung chính bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Thực hành một số phép tu từ ngữ âm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Phép tu từ là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường ( còn được gọi là cách thức tu từ hay phép tu từ).

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Khái niệm:

  • Phép tu từ là những cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách nghệ thuật, có giá trị biểu cảm, hình tượng và hấp dẫn hơn bình thường.

2. Phân loại

Nhóm 1: Các biện pháp tu từ ngữ âm: hài thanh, tượng thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,...

Nhóm 2: Các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa : So sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, nhân hóa, hoán dụ tu từ, phúng dụ, tượng trưng, đột giáng, chơi chữ,...

Nhóm 3: các biện pháp tư từ cú pháp : điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, im lặng,...

  • Hài thanh

Khái niệm: Hài thanh là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt. Ðó là hình thức tổng hợp các yếu tố ngữ âm có thể có cho một mục đích biểu đạt nhất định.

Đặc điểm: Hoặc hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.

Chức năng: Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay.

  • Tượng thanh

Khái niệm: Tượng thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ, bằng cách phối hợp những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.

Phân loại gồm 2 loại: tượng thanh trực tiếp (là bắt chước mô phỏng những âm thanh bên ngoài.) và tượng thanh gián tiếp (là sự kết hợp của nhiều âm tố tạo nên một ấn tượng âm thanh, nó như tiếng dội lại của hiện thực.)

  • Hài âm

Khái niệm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm - cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.

Biện pháp hài âm chú ý đến sự hài hoà các mặt đối lập của âm tiết như : mở /đóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất định để tạo âm hưởng.

  • Biện pháp điệp âm:

Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.

  • Điệp phụ âm đầu:

Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.

  • Điệp vần:

Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.

Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.

  • Điệp thanh: là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
  • Biện pháp tạo nhịp điệu:Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
  • Biện pháp tạo âm hưởng: Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong ñó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển.

3. Một số lưu ý khi vận dụng và khai thác giá trị biểu đạt của âm thanh:

  • Trên thực tế, mỗi một sự diễn đạt thông thường không phải chỉ có một biện pháp tu từ được vận dụng, mà có thể được phối hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điệp thanh). Do đó khi phân tích tác dụng của âm thanh thì cần chú ý đến sự phối hợp của các biện pháp và hiệu quả mà chúng đưa lại.
  • Khi khai thác hiệu quả gợi cảm của các quy tắc diễn đạt cần phải luôn luôn gắng với một văn cảnh cụ thể.
  • Ngừơi phân tích cần phải nắm vững những tri thức cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

Ví dụ: Đoạn thơ:

"Dưới trăng quyệt đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông".

Phụ âm đầu "L" được lặp lại 4 lần, gợi ra những hình tượng bông hoa lựa đỏ trên cành như những đổm lửa lập loè.... miêu tả được trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu ( đỏ như lửa và lấp ló trên cành như những đốm lửa lúc ẩn, lúc hiện, lúc loé lên, lúc ẩn lại trên tán lá ).

Back to top

  • 23 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1