Nội dung chính bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Câu 6: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Viết đoạn văn trình bày luận điểm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ để thường được đặt ở đầu tiên (đối với đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối với đoạn quy nạp)
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
B. Nội dung chính cụ thể
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
- Trước khi bắt đầu viết một chủ đề, người viết cần biết cách xác định các luận điểm. Một số cách xác định luận điểm thông thường như:
- Dựa vào các dữ liệu có sẵn trong đề bài.
- Dựa vào cách đặt các câu hỏi.
- Dựa vào cách thức nghị luận.
- Cách để trình bày luận điểm:
- Trình bày bối cảnh sau đó xác định luận điểm.
- Sử dụng theo phương pháp quy nạp.
- Sử dụng phương pháp diễn dịch.
VD:
Lòng biết ơn là nét tính cách quý báu ở mỗi người, nó góp phần hoàn thiện nhân cách, hướng con người đến cuộc sống của tình yêu thương. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được đọc
- Nội dung chính bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
- Đoạn những đoạn trích và trả lời câu hỏi
- Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ? Vì sao
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập phần tập làm văn trang 151 sgk
- Tìm hiểu kết cấu bài thơ
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
- Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Ngắm trăng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Khi con tu tú
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Nội dung chính bài Hịch tướng sĩ