Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm:
"Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời
Ba mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"
(Nguyễn Khoa Điềm)
Bài làm:
Phân tích tư tưởng trong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm.
- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn (Những mùa quả ... thăm lặng mẹ tôi).
- Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.
- Nhưng sau đó, là nỗi "hoảng sợ" của đứa con:" Tôi hoảng sợ .... non xanh" : Nỗi "hoảng sợ" đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ "mẹ" ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp
- Tóm tắt truyện "chức phán sự đền Tản Viên trang" ( không quá 20 dòng)
- Theo anh chị những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ? Soạn Văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Phân tích chỗ đúng, sai của các câu trong đoạn văn và của đoạn văn
- Nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6 lớp 10: thuyết minh văn học
- Soạn văn 10 bài: Viết quảng cáo trang 142 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm
- Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: ”Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào
- Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh chị?
- Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
- Sưu tầm những câu chuyên có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian)