Phiếu bài tập tuần 5 tiếng Việt 3 tập 1
Phiếu bài tập tuần 5 tiếng việt 3. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 5. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!
TUẦN 5
I- Bài tập về đọc hiểu
Lời khuyên của bố
Con yêu quý của bố,
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học …
Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia ! Sách vở của con là vũ khí,lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.
(Theo A-mi-xi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?
a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc
b- Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc
c- Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc
2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?
a- Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch
b- Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch
c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch
3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?
a- Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi
b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát
c- Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát
4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?
a- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi
b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động
c- Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
– …úa…ếp/…………. -…..e…..ói/………… | -…..o…..ắng/…………. -……ời….ói/………….. |
b) en hoặc eng
– giấy kh…../………… – cái x………/…………. | – thổi kh………/…………. – đánh k………/………….. |
2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau :
a) | – Con yêu mẹ bằng trường học Cả ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ. | |
(Xuân Quỳnh) |
b) | Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con . | |
(Trần Đăng Khoa) |
c) | Công cha cao hơn núi Nghĩa mẹ dài hơn sông Suốt đời em ghi nhớ Khắc sâu tận đáy lòng. | |
(Lý Hải Như) |
3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối (Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời)
Em nhặt ốc, hến
Em đơm cơm nào,
Cơm là cát biển
Đũa: nhánh phi lao.
(Lữ Huy Nguyên)
Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh :
………………………………………………………………………………………………………..
(4). Em hãy ghi lại những dự kiến về nội dung trao đổi trong cuộc họp tổ bàn về việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở tổ em.
Gợi ý :
a) Mục đích của cuộc họp tổ là gì ?
b) Tình hình học tập đầu năm của tổ ra sao (chú ý về tinh thần học tập và kết quả đạt được ở các môn học của các bạn trong tổ ). Nêu nguyên nhân và cách khắc phục ( nếu có hạn chế, khuyết điểm)
c) Phân công công việc (trách nhiệm) của từng thành viên trong tổ.
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..