Qua câu nói “Cái chết của ông già hơn 80 tuổi đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” hãy làm rõ nghệ thuật trong ngòi bút của Vũ Trọng Phụng
Câu 2: Qua câu nói “Cái chết của ông già hơn 80 tuổi đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” hãy làm rõ nghệ thuật trong ngòi bút của Vũ Trọng Phụng
Bài làm:
Vũ Trọng Phụng là bậc thầy của văn học trào phúng phê phán xã hội đương thời với nhiều tác phẩm để đời trong đó phải kể đến tác phẩm Số đỏ và đặc biệt đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia. Với tác phẩm này người đọc được cười một cách hả hê từ đầu đến cuối nhưng cũng với tác phẩm này mà người đọc cũng phải rít lên sự căm phẫn về cái xã hội kim tiền. Có người nói “Cái chết của ông già hơn 80 tuổi đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã làm rõ được sự tài ba của Vũ Trọng Phụng trong việc thể hiện nghệ thuật viết văn trào phúng của mình.
Trong tác phẩm Số đó ngón võ sở trường về nghệ thuật trào phúng của ông đã được sử dụng tối đa và đặc biệt trong chương XV với nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”. Ông thật đa tài tạo ra được sự mâu thuẫn mà thực ra cái sự mâu thuẫn này vốn tự có trong bản chất của xã hội thời bấy giờ cái xã hội Âu hóa. Nhà văn với cái nhìn sắc như dao cộng với cái tài của một ông vua phóng sự đã phơi bày trần truồng cái sự ghê tởm, thối nát của xã hội bấy giờ cho toàn thiên hạ xem để người ta cười và căm ghét và lên án nó.
Chính kiểu đặt nhan đề của Vũ Trọng Phụng đã khiến cho người ta phải cười mà ngẫm đó là “Hạnh phúc của một tang gia”. Hạnh phúc vốn là dùng để thể hiện sự viên mãn, sung sướng của con người khi đạt được điều mình mong mỏi và nó đã đến nên hạnh phúc còn tang gia lại là việc một gia đình có người mất, đám tang thì đau khổ, là sự mất mát của gia quyến ấy vậy mà lại là hạnh phúc của một tang gia. Hạnh phúc của một gia đình có người mất. Nhan đề này đã thôi thúc người đọc cố đọc để thỏa sự tò mò và khám phá xem vì sao tang gia lại hạnh phúc để từ đó nhà văn cho người đọc cho họ thấy cái sự thật trần trụi của xã hội ấy.
Mọi việc bắt đầu từ cái chết của ông già hơn 80 tuổi, cái chết này khiến cho mọi người sung sướng lắm. Ông già ấy là cha,là ông của một gia đình được cho là “thượng lưu” của cái xã hội thượng lưu Âu hóa. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi người một cách” tác giả dùng từ nhao để chỉ cái sự chuẩn bị đám tang của gia đình nhà cụ cố Hồng về cái chết của cụ cố tổ, nhao là nhôn nhao những từ này chỉ thường dùng chỉ sự nhôn nhào của loài ruồi nhặng thôi hóa ra lũ người trong ra đình kia cũng chính là lũ ruồi nhặng bởi chúng nhao lên không phải là sự đau đớn, lo lắng tiếc thương mà nhao lên thể hiện sự sung sướng và thể hiện, chúng hạnh phúc. Câu văn “cái chết kia đã làm nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn ngắn gọn nhưng đã thâu tóm được cái sự bạc bẽo của xã hội đương thời. Nhận định này của nhà văn đã được nhà văn dẫn chứng cụ thể là ông cháu rể Phán mọc sừng, sau cái chết của cụ cố tổ cái sừng mọc của lão đã tăng giá lên vài chục nghìn đồng. Cụ có Hồng mơ màng đến lúc được mặc đồ xồ gai chống gậy ho lụ khụ, thiên hạ sẽ phải trầm trồ mà khen con zai lớn đã già thế kia cơ à. Đứa cháu đích tôn ông Văn Minh nhà cải cách xã hội sung sương vì cụ cố tổ mất tức là cái di chúc trên giấy tờ kia đã đi vào hiện thực và hắn được chia tài sản từ cái chết của ông nội nên hắn sung sướng lắm. Bà Văn Minh cũng sung sướng vì nhờ cái chết của ông nội mà bà ta mới được mặc đúng mốt của tiệm may Âu hóa, đồ xô gai tân thời. Vì thể nên lũ người kia đã tổ chức một đám ma thật to, đám ma to tát lắm để thể hiện là chúng có hiếu, hiếu thảo lắm. Nhà văn đã miêu tả cử chỉ nét mặt của những người trong đám. Trước hết là cô Tuyết một cô gái hư hỏng nhưng hư hỏng một nửa đúng chất của một cô gái tân thời, cô mặc nửa kín nửa hở và nét buồn lãng mạn nét buồn này chỉ phù hợp với buồn nhớ nhân tình chứ nào có phải buồn vì người đã chết đằng kia đâu. Còn những ông to trong đám khi đi đưa cũng chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của cô Tuyết mà cảm động cứ như cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy. Có vai hề là bầy con cháu bất hiếu và cũng có vai hề là những quan khách bạn của bầy con cháu bất hiếu ấy đó là bạn cô Tuyết, bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Hoàng Hôn, “những trai xinh gái lịch” đến đưa tang là để chim nhau, đề cười tình với nhau, để khen nhau, chê bai nhau. Là bạn của cụ cố Hồng đên đưa đám nhưng đeo đầy huân chương để khoe tài, khoe đức,.. đó là cảnh đưa đám. Và rồi đám cứ đi… có nghĩa là đám cứ đi và cái sự khốn nạn đấy vẫn chưa dừng mà còn tiếp diễn và đến Cảnh hạ huyệt còn cười ra nước mắt thể hiện rõ hơn nữa bi hài kịch. Cậu Tú tân luộm thuộm trong cái áo dài trắng tay cầm chiếc máy ảnh cậu bắt bẻ từng người một phải tạo dáng sao cho cảnh hạ huyệt phải giống một đám ma nhất. Cụ cố Hồng khóc mếu máo và rồi ngất đi còn lão Phán mọc sừng khóc mãi không thôi lão khóc “Hứt…hứt…hứt’’thế nhưng vẫn còn tỉnh táo để nhét vào tay Xuân tóc đỏ tờ năm đồng gấp tư đề giữ chữ tín và tỏ lòng biết ơn đối với Xuân tóc đỏ. Tiếng khóc này thật độc và lạ thường người ta chỉ khóc hu…hu…hu hay hức…hức hay hic...hic chứ không hứt nó như là câu nói hất hất hất hất nhanh cái thây ma kia xuống đi của Phán mọc sừng.
Như vậy ta có thể thấy Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một cách linh hoạt biến hóa thủ pháp châm biếm, đẩy cao nghệ thuật trào phúng của mình qua lối sử dụng ngôn từ và miêu tả cảnh. Đó là thủ pháp châm biếm cay độc lúc thì phóng đại, lúc thì biếm họa có cử chỉ đáng cười,có cảnh gây cười tất cả con người trong đám tang ấy đều trở thành những vai hề vì thế mới có hình ảnh “người chết nằm trong quan tài phải gật đầu sung sướng nếu không cũng gật gù cái đầu”. Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia’’ Vũ Trọng Phụng đã tố cáo cái xã hội tân thời Âu hóa lố bịch, bỉ ổi và đáng khinh.
Xem thêm bài viết khác
- Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu
- Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.
- Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả?
- Theo anh/chị, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những chi tiết đặc sắc đó
- Nội dung chính bài Chạy giặc
- Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan
- Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
- Soạn văn 11 bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo) trang 35
- Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).
- Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu
- Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Soạn văn bài: Luyện tập viết bản tin