Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Thái độ của tác giả?
Câu 1 (Trang 9 – SGK) Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
Bài làm:
* Quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ bên ngoài phủ vào bên trong, từ bao quát đến cụ thể).
- Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.
- Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…
- Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình.
- Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…
- Quảng cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,
Cả trời Nam sang nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.
Quê mùa, cung cấm chưa quen,
Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào !
* Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
- Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ". +
- Về nghi thức:
- Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.
- Lê Hữu Trác phải qua nhiều thù tục mới dược vào thăm bệnh cho thế tử.
- Nào là phải qua nhiều cừa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào.
- "Muốn vào phải có thẻ", vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải "lạy bốn lạy".
- Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm.
- Lời lẽ nhắn tới chúa Trịnh và thế từ đểu phải hết sức cung kính (thánh thượng, ngự, yết kiến, hầu mạch...). Chúa Trịnh luôn luôn có "phi tần chầu chực" xung quanh.
- Tác giả không thấy mặt chúa mà chi làm theo mệnh lệnh cùa chúa do quan Chánh dường truyền dạt lại. Xem bệnh xong chi được viết tờ khải dể dâng lên chúa. Nghiêm đến nỗi tác giả phải "Nín thở đứng chờ ở xa".
==>> Cung cách sinh hoạt với những lễ nghi, khuôn phép trong phủ chúa cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc, cùng với cuộc sống hưởng lạc và lộng quyền của nhà chúa.
* Thái độ của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa
- Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ. Song qua ngòi bút sắc sảo ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe của tác giả, người đọc nhận ra thái độ của người cầm bút. Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa “khác hẳn người thường” đến mức không tưởng tượng nổi, “khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào”. Khi được mời ăn cơm, tác giả nhận xét “toàn của ngon vật lạ”
- Tác giả nhận xét nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền uy cao sang.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
- Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ củaTrần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Câu cá mùa thu Nội dung – nghệ thuật của Câu cá mùa thu
- Soạn văn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: " Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa
- Soạn văn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả
- Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,...) Bài 3 trang 131 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở day dứt nhất về vấn đề gì?
- Nội dung chính bài: Thao tác lập luận phân tích