Soạn giản lược bài các phương châm hội thoại
Soạn văn 9 bài các phương châm hội thoại giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Câu a vi phạm phương châm về lượng, thừa cụm từ "nuôi ở nhà".
- Câu b vi phạm phương châm về lượng, thừa cụm từ "có hai cánh".
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
- a. Noi có sách, mách có chứng
- b. nói dối
- c. nói mò
- d. nói nhăng nói cuội
- e. nói trạng
Câu 3: Với câu nói: "Rồi có nuôi được không?" Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng - vì hỏi một điều rất thừa.
Câu 4: Để đảm bảo phương châm về chất, người nói dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe tính xác thực của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
Câu 5: Nghĩa của các thành ngữ:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện để hại người
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ, không chính xác, hú hoạ
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt, điêu toa
- Cãi chày cãi cối: cãi bừa, ngoan cố, cãi lấy được, không lí lẽ
- Khua môi múa mép: ba hoa, khoác loác, phô trương
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để vừa lòng rồi không thực hiện
=> Những thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại về chất
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn giản lược bài làng
- Soạn giản lược bài Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn giản lược bài kiểm tra về truyện trung đại
- Soạn giản lược bài lặng lẽ Sa Pa
- Soạn giản lược bài chuyện người con gái Nam Xương
- Soạn giản lược bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Soạn giản lược bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Soạn giản lược bài cố hương
- Soạn giản lược bài người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Soạn giản lược bài sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Soạn giản lược bài Mã Giám Sinh mua Kiều