Soạn giản lược bài cảnh ngày xuân

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 9 bài cảnh ngày xuân giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân: chim én đưa thoi, trời xuân cao rộng, trong sáng, thảm cỏ xanh non, hoa lê trắng...
  • Nhận xét cách dùng từ ngữ và bút pháp của Nguyễn Du:
    • Ngôn ngừ binh dị, hàm súc; có sự tương phản về màu sắc, tạo được vẻ hài hòa, giàu sức gợi tả về bức tranh xuân.
    • Nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ, đã diễn tả một cách sinh động sự tươi non, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá.

Câu 2:

  • Những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ:
    • danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân => Gợi tả sự đông vui, nhiều người, tấp nập mà chủ yếu là trai thanh gái lịch.
    • động từ: sắm sửa, dập dìu => Gợi tả không khí rôn ràng, náo nhiệt của ngày hội.
    • tính từ: gần xa, nô nức => Gợi tả tâm trạng náo nức, vui tươi, rộn ràng của những người đi hội.
  • Cảm nhận về lễ hội: Bằng cách sửu dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, tác giả đã tái hiện một không khí lễ hội: vui vẻ, tấp nập, đông vui, nhộn nhịp mang đậm nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 3: Sự khác nhau trong cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối với bốn câu thơ đầu là:

Ở sáu câu thơ cuối, cảnh vật, không khí xuân đã vào chiều tà, không còn đông vui nhộn nhịp mà chuyển sang vắng lặng, nhẹ nhàng, tâm trạng bâng khuâng, như có gì tiếc nuôi của chị em Thuý Kiều. Lòng người như hoà vào cảnh vật, lắng lại trong cảnh vật.

Câu 4: Những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết. Qua đó, Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên.

Phần luyện tập

Câu 1: So sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc với cảnh mùa xuân trong câu thơ của Nguyễn Du:

  • Câu thơ cổ Trung Quốc chú ý đến hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” chỉ lượng của hoa. Còn Nguyễn Du chú ý đến màu sắc (cỏ non xanh). Nguyễn Du làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm” được dùng như là động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.
  • Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời.

  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021