Soạn giản lược bài thuật ngữ
Soạn văn 9 bài thuật ngữ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Phần luyện tập
Câu 1: Thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm là:
1. Lực (vật lí) 2. Xâm thực (địa lí) 3. Hiện tượng hóa học (hóa học) 4. Trường từ vựng (văn học 5. Di chỉ (lịch sử) 6. Thụ phấn (sinh học) | 7. Lưu lượng (địa lí) 8. Trọng lực (vật lí) 9. Khí áp (địa lí) 10. Đơn chất (hóa học) 11. Thị tộc phụ hệ (lịch sử) 12. Đường trung trực (toán học) |
Câu 2:
- "Điểm tựa" không được dùng như một thuật ngữ vật lí.
- "Điểm tựa" trong đoạn thơ này là chỗ dựa, là ngôn ngữ nghệ thuật, có tính biểu cảm cao chứ không phải ngôn ngữ khoa học.
Câu 3:
- Trong hai câu trên:
- Câu (a) từ "hỗn hợp" dùng như một thuật ngữ.
- Câu (b) từ "hỗn hợp" dùng như một từ thông thường.
- Đặt câu có từ hỗn hợp theo nghĩa thông thường:
- Thức ăn gia súc hỗn hợp
- Phái đoàn quân sự hỗn hợp bốn bên
- Một đống hỗn hợp những chữ và số nằm ngổn ngang trong hộp.
Câu 4:
- Thuật ngữ: “cá” là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang.
- Theo cách hiểu thông thường: cá là động vật sống dưới nước, cho nên cá voi, cá heo (không thở bằng mang, bơi bằng vây) cũng thuộc loài cá.
Câu 5: Mỗi khái niệm dùng trong 2 lĩnh vực riêng biệt nên không vi phạm nguyên tắc "một thuật ngữ, một khái niệm". Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên do có vỏ âm thanh giống nhau.