Soạn giản lược bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Soạn văn 9 bài Kiều ở lầu Ngưng Bích giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1: Cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:
- Không gian: mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.
- Thời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya) chỉ có một mình nàng thui thủi cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận.
=> Trong hoàn cảnh bị giam hãm, mất tự do, cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng, tâm trạng của nàng cảm thấy trống trải, cô đơn, ngao ngán thật tội nghiệp….
Câu 2:
a. Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới Kim Trọng và cha mẹ của mình. Nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Nỗi nhớ đó có lí vì với cha mẹ nàng cũng đã được gặp cha mẹ và đã bán thân mình để cứu cha mẹ. Còn với Kim Trọng từ ngày "ngộ biến" không có tin gì của nhau, và nàng cảm thấy có lỗi với lời thề hẹn của mình với Kim Trọng.
b. Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khác nhau khi Kiều nhớ về Kim Trọng và cha mẹ:
Nỗi nhớ Kim Trọng:
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
- Tin sương ... mai chờ
- Bên trời .... bơ vơ
=> Sử dụng từ ngữ chọn lọc -> Thể hiện sự đau đớn và nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nàng quả là một người thủy chung.
Nỗi nhớ cha mẹ:
- Xót người tựa cửa....
- Quạt nồng ấp lạnh
- Sân lai ... Gốc tử
=> Sử dụng thành ngữ, điển cố -> Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Kiều khi xót xa, lo lắng cho cha mẹ.
c. Tấm lòng của Thúy Kiều qua nỗi nhớ: Trong đoạn trích này, Kiều hiện ra với đức hi sinh cao đẹp, một tình yêu thủy chung và lòng hiếu thảo của một người con.
Câu 3:
a. Cảnh vật là hư, đây là tâm trạng chứ không phải cảnh thực. Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung diễn tả tâm trạng của Kiều :
- Cảnh chiều tà bên bờ biển -> sự cô đơn, lẻ loi, thân phận bơ vơ nơi đất khách.
- Hoa trôi man mác -> nỗi buồn về số phận lênh đênh, vô định
- Nội cỏ, chân mây -> Nỗi buồn đau vô vọng về tương lai héo úa, mờ mịt.
- Ầm ầm tiếng sóng -> một cảnh tưởng lo sợ, hãi hùng như bão trước dông bão sẽ xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
b. Trong tám câu cuối, tác giả sử dụng điệp ngữ, từ láy, độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình để thể hiện nỗi buồn cô đơn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng chất chứa, tầng tầng lớp lớp trong lòng Kiều -> Sự lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để (ngụ) gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần chỉ là cảnh mà còn là tâm trạng con người. Lấy cảnh làm phương tiện thể hiện tâm trạng.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối :
- Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời vô hướng.
- Cánh hoa bị vùi dập như số kiếp trôi nổi của nàng.
- Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời nàng tẻ nhạt.
- Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông bể cuộc đời, một nỗi bàng hoàng lo sợ.