Soạn giản lược bài Lục Vân Tiên gặp nạn
Soạn văn 9 bài Lục Vân Tiên gặp nạn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1: Chủ đề của đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn" là: Tác giả phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời
Câu 2:
- Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên là:
- Lục Vân Tiên bị mù, tiền bạc hết, trong cơn hoạn nạn rất cần được giúp đỡ, Trịnh Hâm đã không giúp đỡ bạn mà trái lại còn đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp.
- Hắn phản bội lại bạn bè, phản bội lại lời hứa của chính mình là sẽ đưa Vân Tiên trở lại quê nhà.
=> Hành động bất nhân bất nghĩa, vì lòng ghen ghét, đố kị với bạn mà hắn dã tâm hãm hại chính bạn thân của mình.
- Nhận xét giá trị nghệ thuật: sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, bình dị, bộc lộ được tính cách nhân vật.
Câu 3: Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến độc ác của Trịnh Hâm là hình ảnh của ông Ngư.
- Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng: Ông Ngư và cả nhà cứu sống Vân Tiên. Sau đó, để Vân Tiên ở lại nhà mà không ngại tốn kém...
- Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi: ông không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp.
- Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống: không màng danh lợi, không khinh ghét thói đời, sống trong sạch.
=> hình ảnh đối lập giữa hai phe chính nghĩa và gian tà, giữa ông Ngư và Trịnh Hâm.
Câu 4: Những câu thơ em thích nhất trong đoạn thơ là:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.
Đoạn thơ có ý tứ phóng khoáng mà sâu xa, lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm. Một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt được mở ra với những doi, vịnh, chích, đầm, bầu trời, đất, gió, trăng,... Con người hòa nhập trong cái thế giới thiên nhiên ấy, không chút cách biệt hứng gió, chơi trăng, tắm mưa, chải gió... và niềm vui sống cũng dường như đầy ắp cái “cõi thế'’ của con người ấy.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Những nhân vật có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này là: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, ông Tiễu, chú tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng…
- Điểm chung ở họ là: sống có nhân nghĩa, có tấm lòng vị tha cao cả.
- Qua các nhân vật đó, tác giả muốn tư tưởng nhân đạo, niềm tin vào công lý và chính nghĩa, niềm tin vào tấm lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.