Soạn giản lược bài đây thôn vĩ dạ

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 11 bài đây thôn vĩ dạ giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:

  • Câu thơ mở đầu là câu hỏi mà thực ra là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.
  • Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết.
  • Từ "mướt" gợi sự tươi non, sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời.
  • Hhình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi hình dung vé những tán cây xanh mướt, mượt mà được ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua ánh lên màu xanh trong suốt như màu ngọc.
  • Trong ba câu thơ đầu, con người chưa xuất hiện. Đến câu thơ thứ tư, sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn. Nó ngượng ngùng, e ấp: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.

Câu 2:

  • Hình ảnh gió và mây trong tự nhiên thường đi liền với nhau, tuy nhiên ở đây lại có cảm giác chia lìa mỗi thứ một hướng.
  • Hình ảnh thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên êm đềm trong hai câu thơ đầu.

=>Thể hiện nỗi đau khổ tuyện vọng của nhân vật.

Câu 3:

Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình:

  • Trong câu thơ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” ta thấy sự đau khổ bởi lúc này tác giả coi mình là khách đường và và dù rất muốn nhưng không thể về thăm được.
  • Câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra”: chúng ta có thể hiểu theo nghĩ bóng đó chính là cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho bao cái huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời
  • “Ai biết tình ai có đậm đà?” thể hiện sự hoài nghi của tác giả: nếu như tác giả một lòng hướng về xứ Huế thì không biết con người nơi đây có nhớ đến mình hay không

=>Nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu 4:

Bài thơ đang chú ý ở:

  • Kếp hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tính chất tượng trưng
  • Từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

Phần luyện tập

Câu 1:

Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào. Những câu hỏi này có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

Câu 2:

Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho chúng ta lòng thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cám vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu 3:

  • Bài thơ này là bài thơ về tình yêu thể hiện tình yêu của tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc, tình yêu nhẹ nhàng thầm kín của hai người. Tuy nhiên qua tình yêu cá nhân cũng có thể thấy hiện lên tình yêu quê hương đất nước.
  • Nhờ những tình cảm hết sức chân thực, cùng với những hình ảnh giàu sức lay động, bài thơ đã đi vào lòng thế hệ nhiều bạn đọc.

Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P2) Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P1)
  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021