Soạn giản lược bài hành động nói (Tiếp theo)
Soạn văn 8 Hành động nói (Tiếp theo) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? - Mục đích nói: Trình bày (Khẳng định tấm gương trung quân liệt quốc, anh hùng dân tộc thời nào cũng có)
- Lúc bấy giờ, dẫu các người không muốn vui vẻ phỏng có được không? - Mục đích nói: Điều khiển (Đánh đuổi được giặc rồi thì các ngươi có muốn không vui cũng không được)
- Vì sao vậy? - Mục đích nói: Hỏi
- Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? - Mục đích nói: Điều khiển (Không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nếu hèn hạ. Hãy hành động đi!)
Vị trí của các câu: Đứng cuối một đoạn văn, sau khi đã đưa ra các dẫn chứng, phân tích hành động, thiệt - hơn. Các câu nghi vấn vang lên như để các binh lính tự hỏi lòng mình, tự trả lời để có những hành động và suy nghĩ đúng đắn.
Câu 2:
Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích:
- Đoạn a: Câu 1,2,4
- Đoạn b: Câu 2
Tác dụng: Bác thường sử dụng những câu trần thuật để kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bởi việc sử dụng các câu trần thuật không tạo cảm giác áp bức, bắt buộc mà gợi sự giản dị, gần gũi như đang trò chuyện để đánh động vào tấm lòng yêu nước của con dân Việt Nam.
Câu 3:
Câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa dế Mèn và dế Choắt | Thể hiện |
Song, anh cho phép em mới dám nói. | Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn |
Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. | Lời nói bề trên, hách dịch |
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh… | Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường) |
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. | Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách |
Câu 4:
Em có thể dùng các cách (a),(b),(e) để hỏi người lớn
Câu 5:
Người nghe nên chọn hành động (c): Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: "Mời anh" (Hoặc "Mời chị", "Mời bác",...)
Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Hành động nói (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài luyện tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Soạn giản lược bài quê hương
- Soạn giản lược bài ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
- Soạn giản lược bài hành động nói (Tiếp theo)
- Soạn giản lược bài ông đồ
- Soạn giản lược bài hành động nói
- Soạn giản lược bài câu nghi vấn (tiếp theo)
- Soạn giản lược bài bài viết tập làm văn số 7
- Soạn giản lược bài ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Soạn giản lược bài hội thoại
- Soạn giản lược bài ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Soạn giản lược bài chương trình địa phương