-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về Hà Nội
Tổng hợp sưu tầm những bài ca dao, dân ca, tục ngữ ở địa phương Hà Nội
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
=> Bài ca dao nói về Thăng Long - Hà Nội. Là một nơi như tranh hoạ đồ. Thủ đô có lúc bị dời đi nơi khác, nhưng sau đó lại quay trở lại.
Sông Tô một dải lượn vòng
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
=> Bài ca dao nói về sông Tô lịch là một nhánh của sông Hồng. Nơi quy tụ nhiều nhân tài của đất nước
Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về.
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non sông này.
=> Bài ca dao nói về các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội: Hồ Gươm, cầu thê húc, chua Ngọc Sơn, tháp bút
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
=> Bài ca dao nói về địa điểm Hồ tây
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...
=> Kẻ Bưởi: 1 địa danh ở Hà Nội. Gần cạnh hồ Tây hồ. Nơi đó có có nghề quay tơ
Hỡi cô mà thắt bao xanh
Có về Kim Lũ với anh thì về.
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.
=> Kim Lũ: một địa điểm ở Hà Nội thuộc quận Thanh xuân
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
=> Kẻ vẻ: Hay còn gọi là Đông ngạc. Một làng thuộc quận bắc từ Liêm, Hà Nội
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Phú Diễn với anh thì về.
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...
=> Phú Diễn là một phường trực thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
=> Nói về địa điểm sông Tô Lịch ở Hà Nội. Ngày xưa, hai bên sông tô lịch có rặng tre xanh, có nhãn vải, có cá lội tung tăng
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
- Soạn văn 7 tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 4
- Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của chúng
- Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Soạn văn 7 bài: Văn bản báo cáo Trang 133 sgk
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Hãy tìm một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quan Âm Thị Kính