Thực hiện các yêu cầu dưới đây: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi chỗ chấm. Viết hoa chữ cái đầu câu.
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi chỗ chấm. Viết hoa chữ cái đầu câu.
Cò... vạc... diệc xám rủ nhau về đây làm tổ... chúng gọi nhau... trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước...
Theo Thảo Nguyên
b. Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
- Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
- Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
- Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
5. Kể chuyện
a. Đọc lại truyện Khu vườn tuổi thơ.
b. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
6. Luyện tập thuật việc được chứng kiến.
a. Nói 4 -5 câu về một việc làm hằng ngày của thầy cô theo gợi ý:
- Giới thiệu việc làm của thầy cô.
- Các bước thầy cô thực hiện công việc.
b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa mới nói.
Bài làm:
4. Thực hiện các yêu cầu:
a. Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước.
b. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm.
- Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
-->Khi nào, ông em thường ra sân tập thể dục?
--> Ông em thường ra sân tập thể dục vào lúc nào?
- Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
--> Mẹ gọi Nam dậy lúc nào?
- Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
--> Khi nào, lớp em thi văn nghệ.
5. Kể chuyện
a. Đọc lại truyện Khu vườn tuổi thơ
b. Các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện là: 2 - 3 - 1 - 4.
c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh:
Bố thường dẫn tôi ra vườn tưới cây -> Bố bảo tôi nhắm mắt lại và đoán tên các loại hoa, tôi chạm vào bông hoa hướng dương cánh dài, mỏng, nhụy to và ram ráp -> sau đó là hoa cúc có mùi hương dễ chịu -> Về sau, tôi chỉ cần chạm hoặc hít mùi hương là tôi có thể đoán ra tên các loại hoa.
d. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Nhà tôi có khu vườn rất rộng. Bố trồng nhiều hoa. Buổi chiều, bố thường dẫn tôi ra vườn tưới cây.
Một hôm, bố bảo tôi nhắm mắt lại. Bố dẫn tôi đi chạm tay vào từng bông hoa rồi hỏi:
- Đố con hoa gì?
Tôi luôn trả lời sai. Bố động viên tôi cố gắng. Ít hôm sau, tôi đoán được hai loại hoa: mào gà viền cánh nhấp nhô; hướng dương cánh dài, mỏng, nhụy to, ram ráp.
Hôm sau nữa, bố đưa bông hoa trước mũi và bảo tôi đoán. Tôi nhận ra thêm được hoa cúc nhờ mùi hương thật dễ chịu, hoa ích mẫu với mùi ngai ngái rất riêng.
Bố cười:
- Con sắp đoán được hết các loài hoa của bố rồi.
Không bao lâu sau, chỉ cần chạm tay hoặc hít hà là tôi có thể nhận ra bất cứ loài hoa nào trong vườn. Trò chơi của bố giúp tôi gắn bó với khu vườn nhà mình.
6. Luyện tập thuật lại việc được chứng kiến.
a và b. Hằng ngày, thầy cô đều lên lớp dạy học. Trước khi bắt đầu buổi học, thầy cô kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà. Tiếp theo, thầy cô giới thiệu bài mới và giảng bài. Sau đó, hướng dẫn làm bài tập liên quan đến bài học. Cuối cùng, thầy cô kết thúc bài học và giao bài tập về nhà cho học sinh.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải tiếng việt 2 bài ôn tập giữa học kì II(3)
- Đọc một bài văn về bốn mùa
- Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao?
- Mỗi thông tin và hình ảnh sau có trong bài đọc nào? Đọc đoạn văn em yêu thích trong một bài đọc tìm được ở bài tập 1.
- Khi bắt đầu xây tổ, ong làm gì?/ Ong thợ già, ong thợ trẻ và ong thợ non thực hiện công việc gì để xây tổ?
- [Chân trời sáng tạo] Giải tiếng việt 2 bài 1: Quê mình đẹp nhất
- Tìm từ ngữ chỉ sự vật. Thực hiện các yêu cầu dưới đây. Đặt 2 - 3 câu giới thiệu về sự vật ở biển hoặc ở rừng.
- Ai mở màn cho khúc ca mùa hạ? Gọi tên những người bạn trong dàn nhạc mùa hè.
- Thi kể tên các món ăn, đồ dùng, đồ chơi làm từ cây dừa theo gợi ý.
- Đóng vai, nói và đáp lời không đồng ý trong trường hợp sau. Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị phù hợp với tình huống trong tranh.
- [Chân trời sáng tạo] Giải tiếng việt 2 bài 4: Mùa đông ở vùng cao
- Xem tranh, nói 2 - 3 câu về nội dung từ bức tranh. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý tranh.