Tìm hiểu bệnh do Nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng
D. Hoạt động vận dụng
Tìm hiểu bệnh do Nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng
Bài làm:
Các loại bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong cộng đồng (loại bệnh, nguyên nhân, giải pháp)
* Bệnh sốt rét:
Nguyên nhân: Người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu. Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu .
Cách phòng tránh: + Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào, cửa sổ…
+ Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.
+ Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.
* Bệnh kiết lỵ:
Nguyên nhân: Kiết lỵ có thể do một số nguyên nhân gây ra. Nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh kiết lỵ. Các loại vi trùng bao gồm shigella, campylobacter, E. coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác. Kiết lỵ lây lan khi vi khuẩn có trong phân hoặc trên ngón tay bẩn được đưa vào bụng. Không có thói quen rửa tay và ăn thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ra tình trạng này. Kiết lỵ thường có ở các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà dưỡng lão, trại tị nạn và những nơi khác mà điều kiện sống chật chội và vệ sinh môi trường kém.
Cách phòng tránh:
+ Rửa tay thường xuyên và cẩn thận với xà phòng.
+ Nếu con bạn đang ở độ tuổi quấn tã và bị nhiễm vi khuẩn, sau khi thay tã xong phải lau sạch khu vực xung quanh với chất khử trùng như thuốc tẩy gia dụng pha loãng và đặt tã trong thùng rác có nắp đóng kín. Sau đó, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
+ Những người bị nhiễm vi khuẩn không nên chuẩn bị thức ăn hoặc rót nước cho người khác. Vi khuẩn kiết lỵ có mặt trong phân bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi các triệu chứng đã dừng lại.
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học tự nhiên 6 Bài 15: Cơ quan sinh sản ở cây xanh
- Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến động vật.
- Quan sát chim bồ câu trong hình 20.5 và ghi chú thích (cánh, đuôi, đầu, chân, ngón chân, mỏ, cổ mắt)...
- Em hãy chọn và tìm hiểu về một loại tế bào hoặc công nghệ tế bào mà em yêu thích.
- Hãy tìm một số ví dụ về lực và tác dụng của lực đó trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất ở nhà bạn.
- Tại sao trong tự nhiên chỉ có 92 loại nguyên tử nhưng lại có hàng triệu chất khác nhau.
- Nếu mô cơ tim, quả tim, cũng như hệ tuần hoàn bị tách khỏi cơ thể, chúng có hoạt động co rút, bơm máu và tuần hoàn máu được không? Tại sao?
- d, Hãy quan sát bảng 12.1 và nhận xét
- Một vật chuyển động với tốc độ 30km/h. Hỏi quãng đường vật đi được sau 20 phút là bao nhiêu?
- Thảo luận nhóm để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống dưới đây
- Mô tả các động vật không xương sống có ở quê em.
- 6. Nếu dùng tay bịt miệng ống nghiệm, quay ngược lại rồi đưa que đóm còn tàn đỏ và thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?