Tìm thêm các bài thơ, câu chuyện nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
E. Hoạt động mở rộng
Tìm thêm các bài thơ, câu chuyện nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Bài làm:
Các bài thơ, câu chuyện nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Theo Chân Bác
Tố Hữu
“…Hỡi Miền Bắc đó, nặng đôi vai
Gánh cả non sông, vượt dặm dài
Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!
…”
Đừng quên
Chế Lan Viên
“…Nửa nước hoà bình
Nửa nước chiến tranh
Máu thắm vào lòng đất đã sâu
Sao trang giấy lòng anh suy nghĩ cạn
Mỗi chúng ta đi ở đây
Đều có bóng mình ở miền Nam đang ra trận
Đừng quên!.”
Đi trong rừng
Phạm Tiến Duật
Để lại trong rừng những gì quý nhất
Mất mọi thứ để nhân dân không mất
Nhớ
Phạm Tiến Duật
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo..
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
Những người đi tới biển
Thanh Thảo
... Cho con xin bắt đầu từ mẹ
Để nói về chúng con
Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùng áo lính
Xanh màu áo lính
Đã từng sung sướng, đã từng nghẹn ngào
Được làm con mẹ
Được ra trận những năm đất nước mình khốc liệt...
….
Nếu một ngày ta dựng những hàng bia
Xin hãy đề: "Nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ".
Lửa mùa hong áo
Lê Thị Mây
Xin các chị cho em nén giữ trong lòng
Làn hương sả bắt đầu từ ký ức
Mười sáu tuổi, mười bảy tuổi ai không náo nức
Mong được rời nách áo mẹ ra đi
Tiếng núi sông thăm thẳm rầm rì
Phía mặt trận trai làng hành quân lũ lượt
Mười sáu tuổi cởi khăn quàng mơ ước
Mũ tai bèo đỏng đảnh bím đuôi sam.
Một số tiểu thuyết tiêu biểu như:
Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu
Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
Hòn Đất - Anh Đức
Con đường xuyên rừng - Lê Văn Thảo
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu về hợp đồng
- Nêu đặc điểm của các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép thế, phép nối.
- Luyện tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi:
- Từ sự so sánh trên, em hiểu như thế nào về nhận định: Buy – phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn La Phông – ten dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc?
- Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp.
- Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?
- Đọc các đề bài sau và chỉ ra điểm giống nhau của các đề bài đó:
- Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích sau đây có hình thức của kiểu câu nào (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, hay cảm thán) ? Anh Sáu dùng nó để hỏi hay để biểu lộ cảm xúc ? Chỗ nào trong lời kể của tác giả xác nhận điều đó ?
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên.
- Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?