Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi nước ta là:
- A. Đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.
- B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm nghiệp.
- C. Phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình.
- D. Đẩy mạnh mô hình kinh tế trang trại.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam?
- A. Có sự phân hóa đa dạng.
- B. Có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng trên toàn lãnh thổ.
- C. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- D. Mang tính chất thất thường.
Câu 3: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- A. Có hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu.
- B. Sông thường ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ lụt.
- C. Sông có lượng nước lớn, nhiều phù sa.
- D. Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực nhỏ.
Câu 4: Vùng có tần suất xuất hiện động đất lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
- A. Tây Nguyên
- C. Tây Bắc
- B. Đông Bắc
- D. Bắc Trung Bộ
Câu 5: Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc nhờ:
- A. Có địa hình cao hơn.
- B. Có địa hình hướng vòng cung.
- C. Có hướng địa hình chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.
- D. Có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn gió mùa Đông Bắc.
Câu 6: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng:
- A. Nam Bộ
- B. Tây Nguyên và Nam Bộ
- C. Phía Nam đèo Hải Vân
- D. Trên cả nước
Câu 7: Trên lãnh thổ Việt Nam, đai ôn đới gió mùa trên núi ở độ cao từ:
- A. 2400 m trở lên
- B. 2600 m trở lên
- C. 2500 m trở lên
- D. 2700 m trở lên
Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là:
- A. Rừng ngập mặn.
- B. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
- C. Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
- D. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
Câu 9: Nơi nào ở nước ta trong năm có hai mùa khô và mưa rất rõ rệt?
- A. Miền Bắc
- C. Miền Nam
- B. Miền Trung
- D. Câu A + B đúng
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
- A. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.
- B. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.
- C. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút khá mạnh.
- D. Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 11: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:
- A. Bắc Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- B. Nam Trung Bộ
- D. Nam Bộ
Câu 12: Ở nước ta, vùng đồng bằng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là:
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung
- C. Đồng bằng sông Cửu Long
- D. Câu A + B đúng
Câu 13: Nhóm đất có diện tích lớn trong đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở nước ta là:
- A. Đất phèn, đất mặn
- B. Đất feralit
- C. Đất phù sa
- D. Đất feralit có mùn
Câu 14: Các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng chính là:
- A. Tây Bắc - Đông Nam
- C. Đông - Tây
- B. Tây Nam - Đông Bắc
- D. Bắc - Nam
Câu 15: Tổng lượng phù sa hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển được khoảng:
- A. 100 triệu tấn/năm
- C. 150 triệu tấn/năm
- B. 180 triệu tấn/năm
- D. 200 triệu tấn/năm
Câu 16: Lãnh thổ nước ta trải dài:
- A. Trên 12 độ vĩ.
- B. Gần 15 độ vĩ.
- C. Gần 17 độ vĩ.
- D. Gần 18 độ vĩ.
Câu 17: Vị trí địa lý nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:
- A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
- C. Phát triển các ngành kinh tế biển.
- D. Tất cả các thuận lợi trên.
Câu 18: Nội thuỷ là:
- A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
- B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.
- C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lý.
- D. Vùng nước cách bờ 12 hải lý.
Câu 19: Đường cơ sở trên biển của nước ta được xác định là đường:
- A. Nằm cách bờ biển 12 hải lý.
- B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
- C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
- D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
Câu 20: Đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
- A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
- B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
- C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
- D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu 21: Hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam của nước ta có ở:
- A. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
- B. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
- C. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
- D. Các câu trên đều đúng.
Câu 22: Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là loại địa hình:
- A. Có nền nhiệt độ cao.
- B. Xâm thực ở vùng núi cao.
- C. Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở vùng đồng bằng.
- D. Các câu trên đều sai.
Câu 23: Trên lãnh thổ nước ta, các cao nguyên bazan tập trung nhiều ở vùng núi:
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 24: Đỉnh núi nào sau đây nằm trong vùng núi Đông Bắc?
- A. Kiều Liêu Ti.
- B. Phu Luông.
- C. Făng-xi-păng.
- D. Ngọc Linh.
Câu 25: Địa hình đồi núi đã làm cho:
- A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
- B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
- C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
- D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 33 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp) P2
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (P1)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp) P1
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 32 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (P3)
- Trắc nghiệm địa lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)