Trắc nghiệm địa lí 12 bài 18: Đô thị hóa Địa lí (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 18: Đô thị hóa Địa lí (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng?
Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là
- A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
- B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn
- C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật
- D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
Câu 2: Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:
- A. Trình độ đô thị hoá thấp.
- B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
- C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
- D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
- A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
- B. Hà Nội, Cần Thơ.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
- D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 4: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đông Nam Bộ
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5: Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế
- A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
- B. phân tán về không gian địa lí.
- C. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
- D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Câu 6: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
- A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
- B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
- C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
- D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương
Câu 7: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
- A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.
- B. Vùng mới được khai thác gần đây.
- C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
- D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa nước ta:
- A. Thời phong kiến, đô thị Việt Nam hình thành ở nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
- B. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng và tập trung phát triển mạnh.
- C. Từ 1945-1975, ở miền Bắc đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.
- D. Từ 1975 đến nay, các đô thị phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hóa của nước ta còn thấp:
- A. Hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường và các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- B. Các vấn đề an ninh trật tự xã hội còn nổi cộm, chưa giải quyết triệt để.
- C. Số lao động đang đổ xô tự do vào các đô thị để kiếm công ăn việc làm còn lớn.
- D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau.
Câu 10: So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số đô thị của nước ta ở mức:
- A. Cao
- B. Trung bình
- C. Thấp
- D. Rất thấp
Câu 11: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 12: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay
- A. Hà Nội
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Hải Phòng
- D. Đà Nẵng
Câu 13: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
- A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
- B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
- C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
- D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Câu 14: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần
- A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
- B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
- C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa
- D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Câu 15: Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta là:
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 16: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là
- A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
- B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
- C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế
Câu 17: Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì
- A. Pháp thuộc.
- B. 1954 – 1975.
- C. 1975 –1986.
- D. 1986 đến nay.
Câu 18: Vùng có số lượng thị trấn nhiều nhất nước ta là:
- A. Đồng bằng sông Cửu Long
- B. Tây Nguyên
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 19: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm
- A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
- B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
- C. quá trình đô thị hoá bị chựng lại do chiến tranh.
- D. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chựng lại.
Câu 20: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là
- A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
- B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
- C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 21: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là
- A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
- B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh
- C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
- D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
Câu 22: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt ( năm 2007) ở nước ta là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 - 2014
Năm | Số dân thành thị | Tỉ lệ dân thành thị (%) |
1979 | 10,1 | 19,2 |
1989 | 12,5 | 19,4 |
1999 | 18,8 | 23,7 |
2014 | 30,0 | 33,1 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ miền
- B. Biểu đồ cột
- C. Biểu đồ tròn
- D. Biểu đồ kết hợp cột và đường
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 18: Đô thị hóa Địa lí (P2)