Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề Kiểm tra học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sân bay nội địa đang hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ xếp theo thứ tự từ bắc vào nam là
- A. Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
- B. Phù Cát, Đông Tác, Nha Trang, Cam Ranh.
- C. Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
- D. Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh.
Câu 2: Đi từ Đông sang Tây, địa hình của vùng Bắc trung bộ trải qua:
- A. Bờ biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và các cao nguyên.
- B. Bờ biển, đồng bằng pha cát, vùng đồi núi và trung du.
- C. Bờ biển, đồng bằng hẹp, vùng gò đồi, trung du và đồi núi thấp.
- D. Bờ biển, đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất của vùng ĐBSH là
- A. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.
- B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
- C. đất lâm nghiệp có rừng.
- D. đất phi nông nghiệp.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất nước ta năm 2007 là
- A. Lâm Đồng, Thanh Hóa.
- B. Yên Bái, Tuyên Quang.
- C. Nghệ An, Lạng Sơn.
- D. Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
- A. Chế biến nông sản.
- B. Đóng tàu.
- C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
- D. Luyện kim màu.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là
- A. Thanh Hóa.
- B. Vinh.
- C. Đồng Hới.
- D. Huế.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa khẩu quốc tế không thuộc vùng ĐBSCL?
- A. Xà Xía.
- B. Xa Mát.
- C. Tịnh B
Câu 8: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
- A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều
- B. Nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương
- C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
- D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết căp ̣biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?
- A. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.
- B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
- C. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
- D. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
Câu 10: Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:
- A. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
- B. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
- C. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
- D. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo nhóm ngành ?
- A. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm.
- B. Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
- C. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng.
- D. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất.
Câu 12: Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005.
(Đơn vị : triệu người)
Năm | 1901 | 1921 | 1956 | 1960 | 1985 | 1989 | 1999 | 2005 |
Dân số | 13,0 | 15,6 | 27,5 | 30,0 | 60,0 | 64,4 | 76,3 | 83,0 |
Nhận định đúng nhất là :
- A. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
- B. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
- C. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
- D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2000 -2007, nhận xét nào là không đúng?
- A. Tốc độ tăng trưởng tăng liên tục.
- B. GDP và tốc độ tăng trưởng không tăng.
- C. Tốc độ tăng trưởng và GDP đều tăng.
- D. GDP tăng liên tục.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Sài Gòn thuôc ̣lưu vưc ̣sông nào sau đây?
- A. Lưu vực sông Thu Bồn.
- B. Lưu vực sông Đồng Nai.
- C. Lưu vực sông Mê Công.
- D. Lưu vực sông Ba (Đà Rằng).
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế xã hội của vùng Tây nguyên.
- A. Là vùng thưa dân nhất nước ta.
- B. Mức sống của người dân còn thấp, trình độ dân trí còn chưa cao.
- C. Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
- D. Nhiều lao động và cán bộ khoa học kỹ thuật lành nghề.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam?
- A. địa hình cao nhất cả nước.
- B. gồm các khối núi và cao nguyên.
- C. gồm các các cánh cung song song với nhau.
- D. gồm nhiều dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Câu 17: Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng vì
- A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- B. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.
- C. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.
- D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
Câu 18: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
- A. lao động.
- B. thuỷ lợi.
- C. giống cây trồng.
- D. bảo vệ rừng.
Câu 19: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do
- A. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
- C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
- D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 20: Tài nguyên khoáng sản nổi bật nhất của vùng Đông Nam Bộ là
- A. cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.
- B. đất sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng.
- C. dầu khí ở vùng thềm lục địa.
- D. bôxit cho công nghiệp luyện kim màu.
Câu 21: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra
- A. hạn hán
- B. bão.
- C. lũ lụt.
- D. xâm nhập mặn.
Câu 22: Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về
- A. diện tích cây ăn quả.
- B. sản lượng cây cao su.
- C. trữ năng thủy điện.
- D. diện tích cây cà phê.
Câu 23: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
- A. Crôm.
- B.Mangan.
- C. Sắt.
- D. Bôxit.
Câu 24: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là
- A. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình cao nguyên xếp tầng.
- B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
- C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
- D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
Câu 25: Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là
- A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Hà Tĩnh.
- D. Quảng Bình.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)
- Địa lí 12: Bộ 10 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 35 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 33 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 36 vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (P3)
- Trắc nghiệm địa lí 12 bài 39 vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ (P1)