Trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 6 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công dân Việt Nam:

  • A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
  • B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
  • C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 3: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam không?

  • A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
  • B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
  • C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
  • D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

  • A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
  • B. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
  • C. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
  • D. Người Việt Nam dưới 18 tuổi

Câu 5: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 6: Biển báo nguy hiểm có dạng:

  • A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
  • B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
  • C. hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng
  • D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen

Câu 7: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3?

  • A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
  • C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Câu 8: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?

  • A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.
  • B. Đường hàng không, đường bộ.
  • C. Đường thủy, đường hàng không.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Vạch kẻ đường là:

  • A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại
  • B. Vị trí dừng và vị trí trên đường
  • C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng
  • D. A và B đúng

Câu 10: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?

  • A. 100.000đ - 300.000đ.
  • B. 100.000đ - 150.000đ.
  • C. 100.000đ - 200.000đ.
  • D. 100.000đ - 250.000đ.

Câu 11: Trong hệ thống giáo dục ở nước ta bậc nào là bậc nền tảng?

  • A. Tiểu học
  • B. Trung học cơ sở
  • C. Mầm non
  • D. Trung học phổ thông

Câu 12: Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

  • A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.
  • B. 40 tuổi vẫn được đi học.
  • C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 13: Việc mở hệ thống các lớp là trách nhiệm của ai

  • A. Nhà trường
  • B. Nhà nước
  • C. Gia đình
  • D. Cá nhân

Câu 14: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập, Khoa nói: Tớ chẳng thích học ở lớp này tí nào cả vì toàn các bạn nghèo. Lẽ ra các bạn ấy không được đi học mới đúng. Em có nhận xét gì về cách suy nghĩ của bạn Khoa ?

  • A. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo thì chỉ được đi làm không được đi học.
  • B. Khoa hiểu như vậy là đúng vì người nghèo không có tiền để trả tiền đi học.
  • C. Khoa hiểu như vậy là sai vì người nghèo và người giàu đều bình đẳng trước pháp luật.
  • D. Khoa hiểu như vậy là đúng vì có tiền mới được đi học.

Câu 15: Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Nó giúp người ta tránh được hệ quả gì sau đây?

  • A. Làm giàu tri thức
  • B. Phát triển toàn diện cá nhân
  • C. Nghèo khổ không biết làm ăn
  • D. Có hiểu biết

Câu 16: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

  • A. Tự ý bắt người và giam giữ người vì lí do không chính đáng.
  • B. Tự ý bắt người và giam giữ người trái pháp luật.
  • C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
  • D. Bắt giữ người do nghi ngờ.

Câu 17: Công dân bị bắt khi có quyết định hoặc phê chuẩn của cơ quan nhà nước nào?

  • A. Tòa án.
  • B. Viện Kiểm sát.
  • C. Công an tỉnh.
  • D. Cả A, B.

Câu 18: Chửi mắng người khác một cách thậm tệ đã xâm phạm đến:

  • A. Tính mạng, thân thể sức khỏe
  • B. Nhân phẩm, danh dự
  • C. A, B đúng
  • D. A, B sai

Câu 19: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  • A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
  • B. Hai hàng xóm đang cãi nhau.
  • C. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
  • D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa.

Câu 20: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?

  • A. Công an.
  • B. Những người mà pháp luật cho phép.
  • C. Bất kỳ người nào.
  • D. Viện Kiểm sát.

Câu 21: Chúng ta phải biết ....... chỗ ở của người khác và tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác khi họ bị xâm phạm chỗ ở một cách trái phép

  • A. Tố cáo
  • B. Tôn trọng
  • C. Bảo vệ
  • D. Ủng hộ

Câu 22: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • A. Từ 3 tháng đến 1 năm.
  • B. Từ 2 tháng đến 1 năm.
  • C. Từ 5 tháng đến 2 năm.
  • D. Từ 7 tháng đến 2 năm.

Câu 23: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ý nghĩa là?

  • A. Bảo vệ chỗ ở của công dân.
  • B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà..
  • C. Tôn trọng chỗ ở của người khác.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 24: Ý nào dưới đây đúng?

  • A. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.
  • B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.
  • C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân
  • D. ChỈ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

Câu 25: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

  • A. Tự ý xông vào nhà người khác.
  • B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.
  • C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.
  • D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.

Câu 26: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín:

  • A. Sổ tay ghi chép
  • B. Email
  • C. Bưu phẩm
  • D. Tin nhắn điện thoại

Câu 27: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

  • A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
  • B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.
  • C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
  • D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.

Câu 28: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • C. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 29: Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín

  • A. Thư của người thân được mở ra xem
  • B. Thư nhặt được thì được phép xem
  • C. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau
  • D. Người có thẩm quyền được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra

Câu 30: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ?

  • A. 01 - 1,5 triệu đồng.
  • B. 01 - 2 triệu đồng.
  • C. 500 - 1 triệu đồng.
  • D. Không bị phạt.

Câu 31: Việc làm nào sau đây là vệc làm không đúng với quyền trẻ em:

  • A. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
  • B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
  • C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
  • D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức

Câu 32: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ?

  • A. Nhóm quyền phát triển.
  • B. Nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 33: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền phát triển.
  • B. Nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền tham gia

Câu 34: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền phát triển.
  • B. Nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 35: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền phát triển.
  • D. Nhóm quyền tham gia.

Câu 36: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 37: Theo Luật quốc tịch, căn cứ vào những nguyên tắc nào để xác định quốc tịch Việt Nam?

  • A. Nguyên tắc huyết thống
  • B. Nguyên tắc nơi sinh
  • C. Nguyên tắc nhập cư
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 38: Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?

  • A. Giấy khai sinh.
  • B. Hộ chiếu.
  • C. Chứng minh thư.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 39: Các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như: gián điệp, phản bội tổ quốc, khủng bố…bị tước quyền công dân bao nhiêu lâu?

  • A. 1 - 5 năm.
  • B. 2 - 3 năm.
  • C. 3 - 4 năm.
  • D. Cả đời.

Câu 40: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?

  • A. 30.000đ - 400.000đ.
  • B. 50.000đ - 400.000đ.
  • C. 60.000đ - 400.000đ.
  • D. 70.000đ - 400.000đ.
Xem đáp án
  • 15 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021