Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ vào:
- A. Đầu năm 905.
- B. Đầu năm 906.
- C. Đầu năm 907.
- D. Đầu năm 908.
Câu 2: Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, người được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình giành quyền tự do cho đất nước ta đó là:
- A. Khúc Hạo.
- B. Khúc Thừa Dụ.
- C. Định Công Trứ.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 3: Khúc Thừa Dụ quê ở
- A. Thanh Hóa
- B. Ái Châu
- C. Diễn Châu
- D. Hồng Châu
Câu 4: Độc Cô Tổn bị giáng chức Tiết độ sứ vào:
- A. Giữa năm 905.
- B. Giữa năm 906.
- C. Giữa năm 907.
- D. Giữa năm 908.
Câu 5: Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, người lên thay là
- A. Độc Cô Tổn
- B. con trai ông là Khúc Hạo
- C. Cao Chính Bình
- D. Ngô Quyền
Câu 6: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ vì:
- A. Muốn công nhận độc lập của nước ta.
- B. Muốn trả quyền độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.
- C. Phải công nhận việc đã rồi.
- D. Sợ Khúc Thừa Dụ.
Câu 7: Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ nhằm:
- A. Giúp nước ta củng cố nền tự chủ.
- B. Trả lại quyền quyết định tương lai của người Việt.
- C. Để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
- D. Để cai trị nước ta chặt chẽ hơn.
Câu 8: Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được:
- A. 2 năm.
- B. 3 năm.
- C. 4 năm.
- D. 5 năm.
Câu 9: Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã
- A. cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
- B. cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
- C. sang thần phục nhà Lương.
- D. mở cuộc tấn công đi chinh phục những nước lân cận
Câu 10: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa:
- A. Đất nước đã giành được quyền tự chủ.
- B. Đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Đường.
- C. Nhà Đường buộc phải chấp nhận Khúc Thừa Dụ.
- D. Mở ra thời kì cai quản đất nước của họ Khúc.
Câu 11: Chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” là của:
- A. Khúc Thừa Dụ.
- B. Khúc Hạo.
- C. Khúc Thừa Mĩ.
- D. Dương Đình Nghệ.
Câu 12: Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở
- A. Tống Bình
- B. Thăng Long
- C. Đường Lâm
- D. Ái Châu
Câu 13: Sau khi quân xâm lược nhà Đường bị thất bại, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta?
- A. Nhà Tây Hán.
- B. Nhà Đông Hán.
- C. Nhà Nam Hán.
- D. Nhà Tống.
Câu 14: Công lao to lớn của họ Khúc đối với đất nước ở thế kỉ X đó là:
- A. Đánh tan quân xâm lược Nam Hán.
- B. Lật đồ chính quyền đô hộ, dựng nên tự chủ.
- C. Tự xưng là Tiết độ sứ.
- D. Xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
Câu 15: Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ đã
- A. tiến quân sang đất Trung Quốc để đánh chúng đến cùng.
- B. tự xưng là Tiết độ sứ, cho sứ sang thần phục nhà Nam Hán.
- C. tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
- D. tự xưng là hoàng đế, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
=> Kiến thức Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 14: Nước Âu Lạc
- Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
- Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 2: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc thế kỉ X (P1)
- Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế