Trắc nghiệm lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi sản xuất nông nghiệp phát triển thì con người cần phải:

  • A. Định cư lâu dài để ổn định và phát triển sản xuất.
  • B. Di chuyển chỗ ở theo mùa để tiện cho việc sản xuất.
  • C. Thay đổi chỗ ở sau mỗi mùa thu hoạch.
  • D. Phải du canh, du cư.

Câu 2: Xã hội có gì đổi mới

  • A. Chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ
  • B. Hình thành làng bản, chiền chạ
  • C. Xã hội đã có sự phân giai cấp
  • D. A, B, C đúng

Câu 3: Sự phân công lao động trở thành cần thiết khi:

  • A. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
  • B. Xã hội phân chia giai cấp.
  • C. Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.
  • D. Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.

Câu 4: Cuộc sống của người Việt cổ ổn định hơn nhờ:

  • A. Nghề làm đồ gốm xuất hiện và phát triển.
  • B. Ngành luyện kim ra đời và ngày càng phát triển.
  • C. Nghề nông trồng lúa nước ra đời và ngày càng phát triển.
  • D. Nghề chăn nuôi phát triển.

Câu 5: Những trung tâm văn hóa lớn được hình thành từ khi nào?

  • A. Thế kỷ VI đến thế kỷ II TCN
  • B. Thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN
  • C. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN
  • D. Thế kỷ VIII đến thế kỷ II TCN

Câu 6: Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì:

  • A. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
  • B. Chế độ mẫu hệ chuyên dẫn sang chế độ phụ hệ.
  • C. Chế độ mẫu hệ tan rã.
  • D. Nam - nữ bình đẳng.

Câu 7: Vào thời văn hóa Đông Sơn, đồ đá gần như được thay thế bởi

  • A. đồ đồng.
  • B. đồ sắt.
  • C. đất nung.
  • D. xương thú.

Câu 8: Hình thức phân công lao động đầu tiên của người Việt cổ là:

  • A. Thủ công tách khỏi nông nghiệp.
  • B. Đồ gốm và nghề dệt vải.
  • C. Lao động nam nữ khác nhau.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 9: Đúc đồng, làm đồ trang sức thời nguyên thủy về sau được gọi chung là

  • A. các nghề thương nghiệp
  • B. các nghề thủ công
  • C. các nghề nông nghiệp.
  • D. các nghề nội thương.

Câu 10: Thời Óc Eo - Sa Huỳnh, nghề thủ công nghiệp bao gồm những nghề:

  • A. Làm đồ gốm.
  • B. Dệt vải.
  • C. Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
  • D. Tắt cả các câu trên đều đúng.

Câu 11: Trong hoạt động kinh tế của người Việt cổ, ngoài nông nghiệp còn xuất hiện nghề:

  • A. Công nghiệp.
  • B. Thương nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp.
  • D. Ngoại thương.

Câu 12: Người được bầu để quản lí làng bản phải có các tiêu chí

  • A. Những người trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.
  • B. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.
  • C. Những người trẻ, có ít kinh nghiệm trong sản xuất nhưng có nhiều kinh nghiệm trong gia đình, làng bản.
  • D. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.

Câu 13: Các di tích văn hoá Sa Huỳnh được phát hiện ở các tính:

  • A. Quảng Ngãi, Bình Định.
  • B. Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • C. Khánh Hoà.
  • D. Tắt cả các tỉnh trên.

Câu 14: Trong lao động nặng nhọc (luyện kim, cày bừa) người làm lao động chính là:

  • A. đàn ông
  • B. đàn bà
  • C. cả đàn ông và đàn bà
  • D. thợ cày

Câu 15: HIện tượng ở các di chỉ thời văn hóa Đông Sơn, người ta phát hiện những ngôi mộ không có của cải chôn cất theo, song lại có ngôi mộ được chôn theo công cụ và đồ trang sức, điều đó nói lên:

  • A. Người Việt cổ lúc đó không có tục chôn của cải theo người đã chết.
  • B. Có hiện tượng người giàu và người nghèo trong xã hội.
  • C. Người Việt cổ có tục chôn của cải theo người chết.
  • D. Đó là ước muốn của người chết.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 11: Những chuyển biến về xã hội


  • 16 lượt xem
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ ZaloChia sẻ Twitter
Đóng