Trắc nghiệm Lịch sử 6 học kì I (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ sở để xác định thời gian của người xưa bắt đầu từ:

  • A. Dựa vào các hiện tượng tự nhiên.
  • B. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời.
  • C. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời và Trái Đất.
  • D. Dựa vào các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại và những hiện tượng tự nhiên này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

Câu 2: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

  • A. 100 năm
  • B. 1000 năm
  • C. 10 năm
  • D. 200 năm

Câu 3: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trời gọi là

  • A. Âm lịch
  • B. Nông lịch
  • C. Dương lịch
  • D. Phật lịch

Câu 4: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:

  • A. Âm Lịch
  • B. Dương Lịch
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Bằng tính toán khoa học một cách chính xác, người ta tính được:

  • A. một năm có 360 ngày 6 giờ.
  • B. một năm có 361 ngày 6 giờ.
  • C. một năm có 365 ngày 6 giờ.
  • D. một năm có 366 ngày 6 giờ.

Câu 6: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?

  • A. 265 ngày
  • B. 365 ngày
  • C. 366 ngày
  • D. 385 ngày

Câu 7: Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu lạc cách năm 2016 bao nhiêu năm.

  • A. 2124 năm
  • B. 2125 năm
  • C. 2126 năm
  • D. 2127 năm

Câu 8: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013.

  • A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm
  • B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm
  • C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm
  • D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm

Câu 9: Người tôi cổ thường sinh sống ở:

  • A. Những túp lều bằng cành cây, có khô.
  • B. Hang động.
  • C. Hang động, mái đá, những túp lều bằng cành cây hoặc có khô.
  • D. Hang đá, mái đá.

Câu 10: Người tối cổ có đặc điểm cơ thể:

  • A. Đôi tay khéo léo hơn
  • B. Đi đứng bằng hai chân
  • C. Trán cao, mặt phẳng
  • D. A, B, C đúng

Câu 11: Thức ăn chính của Người tối cổ là:

  • A. Rau quả và gia cầm.
  • B. Hoa quả và muông thú.
  • C. Rau, bầu, bí và gia cầm.
  • D. Rau quả và súc vật.

Câu 12: Người tinh khôn cách đây bao nhiêu năm?

  • A. 2 vạn năm
  • B. 3, 5 vạn năm
  • C. 4 vạn năm
  • D. 5 vạn năm

Câu 13: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

  • A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.
  • B. Sử dụng những mảnh đá có sẳn để làm công cụ, biết ghè đẽo.
  • C. Sống thành thị tộc.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tỗi cỗ đã có phát mình lớn:

  • A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
  • B. Biết chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đã với nhau.
  • C. Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất.
  • D. Biết sử dụng kim loại.

Câu 15: Giai đoạn tiếp theo của người tối cổ là:

  • A. Người khôn ngoan.
  • B. Người nguyên thủy.
  • C. Người tinh khôn.
  • D. Người vượn bậc cao.

Câu 16: Cuộc sống của người tối cổ

  • A. định cư tại một nơi.
  • B. rất bấp bênh
  • C. bấp bênh, “ăn lông ở lỗ”
  • D. du mục đi khắp nơi

Câu 17: Các quốc gia cổ đại trong lịch sử loài người xuất hiện sớm nhất ở:

  • A. Ai Cập, Rô-ma, Ấn Độ, Trung Quốc.
  • B. Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập.
  • C. Hi lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà.
  • D. Hi Lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Ai Cập.

Câu 18: Các quốc gia cổ đại xuất hiện sớm ở phương Đông vì:

  • A. nhờ đất đai màu mỡ.
  • B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • C. sớm sử dụng công cụ bằng sắt.
  • D. khí hậu thuận lợi.

Câu 19: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên

  • A. lưu vực các con sông lớn
  • B. các vùng sa mạc lớn
  • C. lưu vực các con sông nhỏ
  • D. vùng ven biển

Câu 20: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xã hội phương đông cổ đại là?

  • A. Qúy tộc
  • B. Nông dân công xã
  • C. Nô lệ
  • D. Nô tỳ

Câu 21: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại Phương Đông là:

  • A. hình thành trên bán đảo.
  • B. hình thành trên các châu thổ các con sông lớn.
  • C. lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế chủ yếu.
  • D. câu B và C đúng.

Câu 22: Các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời thời gian nào?

  • A. Cuối thiên niên kỷ thứ IV
  • B. Cuối thiên niên kỷ thứ V
  • C. Cuối thiên niên kỷ thứ III
  • D. Cuối thiên niên kỷ thứ I

Câu 23: Công việc đã khiến cho con người ở các quốc gia cổ đại phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã là:

  • A. buôn bán
  • B. trị thủy và trồng lúa
  • C. chăn nuôi
  • D. làm nghề thủ công nghiệp

Câu 24: Vua được gọi là Pharaong ở

  • A. Ấn Độ
  • B. Lưỡng Hà
  • C. Hi Lạp
  • D. Ai Cập

Câu 25: Lịch sớm xuất hiện ở các quốc gia phương Đông cổ đại vì:

  • A. Để phục vụ yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
  • B. Để làm vật trang trí trong nhà cho đẹp.
  • C. Để phục vụ yêu cầu học tập.
  • D. Để thống nhất các ngày lễ hội trong cả nước.

Câu 26: Dựa vào sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh mặt trời là cách tính của

  • A. Dương lịch
  • B. Âm lịch
  • C. Phật lịch
  • D. Công lịch

Câu 27: Người phương Đông cổ đại đã phát mình ra chữ viết đầu tiên của mình đó là:

  • A. Chữ tượng ý.
  • B. Chữ La tính.
  • C. Chữ tượng hình.
  • D. Chữ tượng hình và tượng ý.

Câu 28: Đấu trường Cô-li-dê ở đâu?

  • A. Hi Lạp
  • B. Ai Cập
  • C. Rôma
  • D. Lưỡng Hà.

Câu 29: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

  • A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
  • B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
  • C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.
  • D. Án Độ. Vì phải tính thuế.

Câu 30: Chữ tượng hình được viết đầu tiên trên

  • A. Thẻ tre
  • B. Giấy Papirus
  • C. Giấy tre mỏng.
  • D. Đất sét

Câu 31: Người Ai Cập thời cổ đại lại thạo về hình học vì:

  • A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.
  • B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
  • C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
  • D. Phải tính toán các công trình kiến trúc.

Câu 32: Người Hy Lạp và Rô ma sáng tạo ra

  • A. Chữ cái a, b, c
  • B. Pi = 3,14
  • C. Hình học
  • D. Chữ viết

Câu 33: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

  • A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.
  • B. Sử dụng những mảnh đá có sẳn để làm công cụ, biết ghè đẽo.
  • C. Sống thành thị tộc.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 34: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?

  • A. 265 năm
  • B. 365 năm
  • C. 366 năm
  • D. 385 năm

Câu 35: Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành từ thời gian nào

  • A. Thiên niên kỷ I TCN
  • B. Thiên niên kỷ II TCN
  • C. Thiên niên kỷ III TCN
  • D. Thiên niên kỷ IV TCN

Câu 36: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

  • A. một cách
  • B. hai cách
  • C. ba cách.
  • D. bốn cách

Câu 37: Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?

  • A. Quân chủ lập hiến
  • B. Cộng hòa
  • C. Quân chủ chuyên chế
  • D. Dân chủ

Câu 38: Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?

  • A. Di cốt tìm thấy ở Nam Phi
  • B. Di cốt tìm thấy ở Gia-va (Indonexia)
  • C. Di cốt tìm thấy ở Thái Lan
  • D. Ở Tây Âu

Câu 39: Phương án nào sau đây không thuộc về lịch sử?

  • A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai
  • B. Sự hình thành các nền văn minh
  • C. Hoạt động của một vương triều
  • D. Các trận đánh

Câu 40: Các quốc gia phương Đông đầu tiên ở đâu?

  • A. Lưỡng Hà
  • B. Ai Cập - Sông Nin
  • C. Ấn Độ - Sông Hằng
  • D. A, B, C
Xem đáp án
  • 59 lượt xem