Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 2)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn vật lí 12 phần 2. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của hạt nhân nguyên tử?
- A. Khối lượng hạt nhân nguyên tử gần bằng khối lượng của nguyên tử.
- B. Hạt nhân nguyên tử có kích thước cỡ 10 – 15 m.
- C. Hạt nhân mang điện tích dương.
- D. Các hạt nhân mà nguyên tử có cùng số khối A nhưng có số proton Z khác nhau gọi là đồng vị.
Câu 2: Mạch dao động lý tưởng đang có dao động điện từ tự do, biểu thức điện tích q = 2.cos(4.$10^{4}$t) C thì dòng điện cực đại qua cuộn cảm có giá trị
- A. 0,8 A.
- B. 80 mA.
- C. 0,8 mA.
- D. 8 mA.
Câu 3: Chọn phát biểu sai về hiện tượng quang – phát quang?
- A. Tần số của ánh sáng huỳnh quang bao giờ cũng lớn hơn tần số của ánh sáng kích thích.
- B. Có hai trường hợp huỳnh quang và lân quang.
- C. Chỉ có thể giải thích bằng thuyết lượng tử ánh sáng.
- D. Là hiện tượng một chất hấp thụ ánh sáng có bước sóng này và phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
Câu 4: Mạch dao động: độ tự cảm 4 μH; điện dung 1 nF. Lấy = 10. Tần số dao động của mạch là
- A. 25 MHz.
- B. 2,5 kHz.
- C. 25 kHz.
- D. 2,5 MHz.
Câu 5: Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc vào
- A. bản chất của kim loại.
- B. bản chất của kim loại và bước sóng của ánh sáng kích thích.
- C. nhiệt độ của kim loại.
- D. bước sóng của ánh sáng kích thích.
Câu 6: Trong chân không, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm. Năng lượng photon có giá trị là
- A. 2,980. J.
- B. 3,975. J.
- C. 3,975. J.
- D. 2,980. J.
Câu 7: Sóng điện từ
- A. là sóng dọc.
- B. không truyền được trong chân không.
- C. không mang năng lượng.
- D. là sóng ngang.
Câu 8: Hạt nhân Po phóng xạ α và biến thành hạt nhân Pb. Hạt nhân Pb có
- A. 126 nơtron.
- B. 82 proton.
- C. 84 proton.
- D. 206 nơtron.
Câu 9: Công thoát electron của kim loại là 7,64.J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ λ1 = 0,18 µm, λ2 = 0,21 µm, λ3 = 0,35 µm. Bức xạ gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại là
- A. λ1 và λ2.
- B. chỉ có λ1.
- C. cả ba bức xạ trên.
- D. không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
Câu 10: Tia tử ngoại
- A. có cùng bản chất với tia X.
- C. có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
- B. mang điện tích âm.
- D. có cùng bản chất với sóng âm.
Câu 11: Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
- A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
- B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
- C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.
- D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.
Câu 12: Mạch dao động lý tưởng gồm tụ C = 10 µF và cuộn cảm L = 0,1 H. Tại thời điểm uC = 4V thì i = 0,02 A. Cường độ cực đại trong khung bằng :
- A. 4,5. A
- B. 4,47. A
- C. 2. A
- D. 20. A
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng:
- A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
- B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.
- C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
- D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
Câu 14: Khi nói về quang phổ liên tục của một vật, chọn câu đúng:
- A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
- B. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
- C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
- D. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
Câu 15: Khi nói về phôtôn, phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Phôtôn có thể tồn tại ở trạng thái đứng yên.
- B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ.
- C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với ánh sáng đó càng lớn.
- D. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.
Câu 16: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,38 m. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng
- A. 2,49. J
- B. 5,23. J
- C. 5,23. J
- D. 2,49. J
Câu 17: Hai khe Young cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1 mm có:
- A. Vân tối thứ 3
- B. Vân sáng thứ 2
- C. Vân sáng thứ 3
- D. Vân tối thứ 2
Câu 18: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,60 µm và λ2 thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1. Tính λ2:
- A. 0,9 µm
- B. 0,6 µm
- C. 0,5 µm
- D. 0,4µm
Câu 19: Trong thí nghiệm Young, biết a = 1 mm và D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 µm và λ2 = 0,7 µm vào khe S thì thấy trên màn có những vị trí vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng nhau là:
- A. 7,4 mm
- B. 8,4 mm
- C. 8,6 mm
- D. 7,2 mm
Câu 20: Chọn câu sai. Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi , $U_{0}$ lần lượt là điện tích cực đại và hiệu điện thế cực đại của tụ điện, I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch là:
- A. W =
- B. W =
- C. W =
- D. W =
Câu 21: Trong ánh sáng mặt trời:
- A. Gồm tia tử ngoại và tia hồng ngoại.
- B. Chỉ gồm vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau.
- C. Gồm tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy được và tia tử ngoại.
- D. Gồm tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 22: Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm L = 2µH và một tụ điện C = 1,8. F. Nó có thể thu được sóng vô tuyến điện với bước sóng là:
- A. 113 m
- B. 13,1 m
- C. 6,28 m
- D. 11,3 m
Câu 23: Một chất phóng xạ có khối lượng m0 và chu kì bán rã T. Sau thời gian t = 4T , khối lượng chất phóng xạ này đã phân rã là:
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 24: Cho phản ứng hạt nhân: +$_{2}^{1}\textrm{H}$ ->$_{1}^{0}\textrm{n}$ + $\alpha $ . Biết độ hụt khối của các hạt nhân Triti $\Delta m_{T}$= 0,0087(u), Đơtơri $\Delta m_{D}$ = 0,0024(u), hạt $\alpha$ $ \Delta m_{\alpha}$ = 0,0305(u). Cho 1u = 931MeV/c2 năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là :
- A. 20,6(MeV)
- B. 18,06(MeV)
- C. 16,08(MeV)
- D. 38,72(MeV)
Câu 25: Hạt nhân càng bền vững khi có
- A. năng lượng liên kết càng lớn.
- B. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
- C. số nuclôn càng nhỏ.
- D. số nuclôn càng lớn.
Câu 26: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, vị trí vân sáng trên màn thỏa biểu thức nào?
- A. d2 – d1 = (k + 0,5)..
- B. d2 – d1 = (2k + 1)./2.
- C. d2 – d1 = k..
- D. d2 – d1 = (k + 0,5)./2.
Câu 27: Thực hiện giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng bên là 7mm. Khoảng vân tính được là:
- A. 2mm
- B. 4mm
- C. 2,5mm
- D. 3,5mm
Câu 28: Sự giống nhau giữa quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ là
- A. đều đặc trưng cho nguyên tố.
- B. màu các vạch quang phổ.
- C. cách tạo ra quang phổ.
- D. đều phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 29: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng có bước sóng 700nm và nhận được một vân sáng bậc 3 tại một điểm M nào đó trên màn. Để nhận được vân sáng bậc 5 cũng tại vị trí đó thì phải dùng ánh sáng có bước sóng là:
- A. 750nm
- B. 500nm
- C. 420nm
- D. 630nm
Câu 30: Công thoát electron của một kim loại là A, giới hạn quang điện là . Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng $\lambda =\frac{\lambda _{0}}{3}$ thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng:
- A. 1A
- B. 2A
- C. 0,5.A
- D. 0,75.A
Câu 31: Hạt nhân có khối lượng là 59,940(u), biết khối lượng proton: 1,0073(u), khối lượng nơtron là 1,0087(u), năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{60}\textrm{Co}$ là (cho 1u = 931MeV/c2):
- A. 12,44(MeV)
- B. 6,07(MeV)
- C. 8,44(MeV)
- D. 10,26(MeV)
Câu 32: Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì mạch có f1 = 30 kHz. Khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch có f2 = 40 kHz. Vậy khi mắc tụ C = C1 + C2 vào mạch thì mạch sẽ dao động với tần số f bằng:
- A. 70 kHz
- B. 24 kHz
- C. 10 kHz
- D. 50 kHz
Câu 33: Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của Young được xác định bởi công thức:
- A. x =
- B. x =
- C. x =
- D. x =
Câu 34: Hạt nhân (đứng yên) phóng xạ α tạo ra hạt nhân con (không kèm bức xạ γ). Ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
- A. Nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con
- B. Nhỏ hơn động năng của hạt nhân con
- C. Lớn hơn động năng của hạt nhân con
- D. Bằng động năng của hạt nhân con
Câu 35: Điểm chung giữa hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong là:
- A. tạo ra lỗ trống trong bán dẫn và kim loại.
- B. giải phóng electron ra khỏi kim loại và bán dẫn.
- C. có giới hạn quang điện.
- D. làm cho vật thiếu điện tích âm.
Câu 36: Khi động năng của một hạt electron chuyển động tương đối tính bằng 0,6 lần năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ của electron bằng
- A. 2,343. m/s.
- B. 1,758. m/s.
- C. 2,525. m/s.
- D. 2,342. m/s.
Câu 37: Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,4 m. Ánh sáng này có màu
- A. vàng
- B. đỏ
- C. lục
- D. tím
Câu 38: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số
- A. prôtôn nhưng khác số nuclôn
- B. nuclôn nhưng khác số nơtron
- C. nuclôn nhưng khác số prôtôn
- D. nơtron nhưng khác số prôtôn
Câu 39: Số nuclôn của hạt nhân nhiều hơn số nuclôn của hạt nhân là
- A. 6
- B. 126
- C. 20
- D. 14
Câu 40: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 121,8 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L. nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng 656,3 nm. Khi êlectron chuyển từ quỹ đại M về quỹ đạo K, nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bước sóng
- A. 534,5 nm
- B. 95,7 nm
- C. 102,7 nm
- D. 309,1 nm
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 1: Dao động điều hoà (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
- Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 15)
- Trắc nghiệm Vật lí 12 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
- Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P1)