Trắc nghiệm tiếng việt 3 chủ điểm 15: Anh em một nhà
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 tập 1 chủ điểm 15: Anh em một nhà. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?
- A. Dân tộc Chăm.
- B. Dân tộc Tày.
- C. Dân tộc Nùng
Câu 2: Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?
- A. Thờ thần Đất.
- B. Thờ thần làng.
- C. Thờ các già làng đã qua đời
Câu 3: Đất nước ta có tất cả bao nhiêu dân tộc ?
- A. 45 dân tộc
- B. 54 dân tộc
- C. 55 dân tộc
Câu 4: Trong bài thơ:" nhà bố ở", Quê Páo ở đâu?
- A. miền đồng bằng
- B. vùng biển
- C. vùng núi
Câu 5: Đọc bài "Nhà rông ở Tây Nguyên", hòn đá thần treo ở gian đầu có gì đặc biệt ?
- A. Đó là hòn đá mang nhiều sức mạnh và có phép thuật.
- B. Đó là hòn đá được truyền từ đời này sang đời khác.
- C. Đó là hòn đá do già làng nhặt khi chọn đất lập làng
Câu 6: Những người dân tộc thiểu số thường sống ở vùng nào ?
- A. Vùng đồng bằng.
- B. Vùng thành phố.
- C. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 7: Người cha trong câu chuyện có điều gì buồn phiền ?
- A. Vì ông chưa biết nên tiêu số bạc đó như thế nào cho đúng.
- B. Vì người con trai của ông rất lười biếng.
- C. Vì số bạc ông dành dụm được quá ít ỏi.
Câu 8: Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ?
- A. đường rộng, sông sâu, người, xe đi như gió thổi
- B. ngước lên mới thấy mái nhà, nhà cao như núi, mấy trăm cửa sổ, đường đi lên cầu thang quanh co.
- C. cả A và B đúng
Câu 9: Những ai được ngủ ở nhà rông để bảo vệ buôn làng ?
- A. Các già làng.
- B. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình.
- C. Tất cả trai tráng khỏe mạnh trong làng.
Câu 10: Người cha đề nghị đứa con trai lười biếng phải làm gì ?
- A. Phải kiếm được nhiều tiền.
- B. Muốn con kiếm về nhà thật nhiều lúa gạo.
- C. Muốn con tự đi làm và mang tiền về nhà
Câu 11: Người cha đã làm gì với những đồng tiền mà người con trai mang về nhà lần đầu tiên ?
- A. Vứt vào bếp lửa.
- B. Vứt xuống ao.
- C. Ông cầm lấy và nghẹn ngào, xúc động.
Câu 12: Theo con từ nào giải thích đúng nghĩa của từ “rông chiêng” ?
- A. Là tên một điệu múa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
- B. Là chiêng trống trong nhà rông.
- C. Là cồng chiêng
Câu 13: Người cha đã khuyên con như thế nào ?
- A. Phải trở thành người ngay thẳng, thật thà.
- B. Phải biết kiếm được thật nhiều tiền.
- C. Phải chăm chỉ, siêng năng. Tiền do đôi bàn tay mình làm ra thì không bao giờ hết