Trắc nghiệm tiếng việt 3 chủ điểm 27: Ôn tập giữa học kì 2
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 tập 2 chủ điểm 27: Ôn tập giữa học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: " Tháng 6 em sẽ được nghỉ hè."
- A. Ai sẽ được nghỉ hè vào tháng 6 ?
- B. Khi nào em sẽ được nghỉ hè ?
- C. Tháng 6 em làm gì ?
Câu 2: Chử Đồng Tử đã làm gì khi thấy chiếc thuyền của công chúa tiến tới gần ?
- A. Chàng thích thú, ngắm nhìn chiếc thuyền từ trên bãi lau.
- B. Chàng hoảng hốt chạy tới bãi lau, bới cát phủ lên mình để trốn.
- C. Chàng vô cùng ngạc nhiên vì đó là lần đầu tiên chàng được thấy một chiếc thuyền lớn.
Câu 3: Vì sao trong keo vật, ông Cản Ngũ đã giành chiến thắng ?
- A. Vì ông có sức khỏe.
- B. Vì ông có mưu trí và kinh nghiệm.
- C. Tất cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 4: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa ?
- A. Rùa con đi chợ đầu xuân.
- B. Chợ đông hoa trái bộn bề.
- C. Rùa mua hạt giống đem về trồng gieo
Câu 5: Con có nhận xét gì về vế đối của Cao Bá Quát ?
- A. Vế đối đã hoàn thiện nhưng chưa được hay.
- B. Vế đối chưa đạt yêu cầu.
- C. Vế đối rất hoàn chỉnh và cứng cỏi.
Câu 6: Vì sao Hai Bà Trưng được nhân dân bao đời tôn kính?
- A. Vì Hai Bà Trưng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước.
- B. Vì Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của nước.
- C. Cả hai đáp án a và b đều đúng.
Câu 7: Đâu là câu có bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ?
- A. Vì sợ mẹ biết mình bị điểm kém, Lan đã giấu bài kiểm tra đi.
- B. Những hạt sương sớm long lanh như bóng đèn tí hon.
- C. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người
Câu 8: Nội dung của truyện Ở lại với chiến khu nói lên điều gì ?
- A. Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- B. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của chiến khu.
- C. Sự ngây thơ, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
Câu 9: Vì sao Trần Quốc Khái được tôn là ông tổ nghề thêu ?
- A. Vì ông là người biết thêu đầu tiên ở nước ta.
- B. Vì ông là người đầu tiên dạy cho dân ta nghề thêu.
- C. Vì ông là người thêu ra những bức tranh đẹp nhất.
Câu 10: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “ nhà bác học”?
- A. Là người có hiểu biết sâu rộng và giỏi giang trong việc chế tạo.
- B. Là người có hiểu biết sâu rộng về khoa học.
- C. Là người có hiểu biết sâu rộng về một hoặc nhiều ngành khoa học.
Câu 11: Câu nào sau đây có hình ảnh so sánh ?
- A. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
- B. Làng quê em đã vào giấc ngủ.
- C. Vầng trăng thao thức như người lính gác trong đêm
Câu 12: Việc báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
- A. Để tổng kết thành tích và rút kinh nghiệm về những khuyết điểm của lớp trong tháng.
- B. Để khen thưởng những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong tháng.
- C. Để mọi học sinh trong lớp thấy đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Câu nào dưới đây không có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?
- A. Ở làng Chử Xá, bên dòng sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử.
- B. Hội đua voi diễn ra ở Tây Nguyên.
- C. Ông Trương Vĩnh Ký là người có hiểu biết rất rộng