Trắc nghiệm tiếng việt 3 chủ điểm 21: Sáng tạo
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 tập 2 chủ điểm 21: Sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đọc thơ " Bàn tay cô giáo" , ai là người cắt dán bức tranh trong bài thơ ?
- A. Cô giáo.
- B. Học sinh.
- C. Cô giáo cùng học sinh.
Câu 2: Hồi nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái là người như thế nào ?
- A. Ham chơi
- B. Ham học
- C. Chăm làm
Câu 3: Câu nào sau đây có hình ảnh nhân hóa ?
- A. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa.
- B. Trên đường đi công tác, Bác Hồ nghỉ chân ở một nhà bên đường.
- C. Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà của chú voi con.
Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu ra loại thuốc nào?
- A. thuốc cảm
- B. thuốc chống sốt rét
- C. thuốc trị ho
Câu 5: Từ tờ giấy trắng, cô giáo đã gấp gì ?
- A. Một cánh chim.
- B. Bầu trời.
- C. Chiếc thuyền
Câu 6: Kết quả của quá trình học tập chăm chỉ của Trần Quốc Khái là gì ?
- A. Đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê.
- B. Được vua Trung Quốc mời sang làm quan.
- C. Được nhân dân tin yêu.
Câu 7: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?
- A. Trong kháng chiến chống Pháp: gây và bảo quản thành công nấm pê-ni-xi-lin mang về nước để chế thuốc chữa cho thương binh.
- B. Trong kháng chiến chống Mĩ: nghiên cứu và tạo ra thuốc chống sốt rét có hiệu quả cao khi nạn sốt rét đang hoành hành.
- C. Cả 2 đáp án trên đúng
Câu 8: Sự vật nào được nhân hóa trong bài thơ sau:
"Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con."
- A. Trời.
- B. Mèo con.
- C. Bút chì.
Câu 9: Trần Quốc Khái được triều đình giao nhiệm vụ gì?
- A. Đi sứ bên Trung Quốc
- B. Sang Trung Quốc làm quan
- C. Dạy nhân dân nghề thêu
Câu 10: Đâu là câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu sau :
" Chị Võ Thị Sáu quê ở huyện Long Đất, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu"
- A. Ai quê ở huyện Long Đất, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ?
- B. Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu ?
- C. Huyện Long Đất thuộc tỉnh nào ?
Câu 11: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì ?
- A. Cảnh bình minh.
- B. Cảnh bình minh trên biển.
- C. Cảnh sóng biển.
Câu 12: Trần Quốc Khái đã làm gì để sống được khi ở trên lầu ?
- A. Ông chỉ uống nước ở vò.
- B. Nhờ có sức khỏe, ông nhịn suốt mấy ngày trời.
- C. Ông ăn bột chè lam ở pho tượng Phật.
Câu 13: Vì sao lại nói :
“ Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.”
- A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường.
- B. Vì các bạn nhỏ chưa được nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ.
- C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
Câu 14: Trần Quốc Khái được nhân dân tôn là gì ?
- A. Ông tổ nghề thêu.
- B. Một người yêu nước thương dân.
- C. Vị quan đức độ