Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Động lượng của ô tô không thay đổi khi ô tô

  • A. Tăng tốc.
  • B. Giảm tốc.
  • C. Chuyển động tròn đều.
  • D. Chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát.

Câu 2: Thế năng được tính bằng

  • A. kg.m
  • B. W/s
  • C. J.
  • D. Nm/s

Câu 3: Khi một vật rơi trong không khí thì

  • A. Cơ năng của vật được bảo toàn.
  • B. Thế năng của vật chỉ chuyển hóa thành động năng.
  • C. Công trọng lực của vật thực hiện công dương.
  • D. Tốc độ của vật khi chạm đất tỉ lệ với độ cao vật rơi.

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?

  • A. Chuyển động không ngừng.
  • B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
  • C. Có lúc đứng yên có lúc chuyển động.
  • D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?

  • A. Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
  • B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
  • C. Trên giản đồ p – V, đồ thị là một đường hypebol.
  • D. Áp suất tỉ lệ với thể tích.

Câu 6: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là?

  • A. 10,8 lần.
  • B. 2 lần.
  • C. 1,5 lần.
  • D. 12,92 lần.

Câu 7: Quá trình nào dau đây là đẳng quá trình?

  • A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
  • B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
  • C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
  • D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.

Câu 8: Một lượng khí Hidro đựng trong bình có thể tích 2 lít ở áp suất 1,5 atm, nhiệt độ 27oC. Đun nóng đến 127oC. Do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất khí trong bình bây giờ là

  • A. 4 atm.
  • B. 2 atm.
  • C. 1 atm.
  • D. 0,5 atm.

Câu 9: Cách nào sau đây không làm thay đỏi nội năng của vật?

  • A. Cọ xát vật lên mặt bàn.
  • B. Đốt nóng vật.
  • C. Làm lạnh vật.
  • D. Đưa vật lên cao.

Câu 10: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng?

  • A. 1125 J.
  • B. 14580 J.
  • C. 2250 J.
  • D. 7290 J.

Câu 11: Phát biểu không đúng với nguyên lí I nhiệt động lực học là?

  • A. Nhiệt lượng mà hệ nhận được sẽ chuyển hóa thành độ biến thiên nội năng của hệ và công mà hệ sinh ra.
  • B. Công mà hệ nhận được bằng tổng đại số của độ biến thiên nội năng của hệ với nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh.
  • C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng đại số nhiệt lượng và công mà hệ nhận được.
  • D. Nhiệt lượng mà hệ truyền cho môi trường xung quanh bằng tổng của công mà hệ sinh ra và độ biến thiên nội năng của hệ.

Câu 12: Kích thước tinh thể của một chất

  • A. Không thay đổi.
  • B. Tùy thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến ở nhiệt độ cao hay thấp.
  • C. Tùy thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến ở áp suất cao hay thấp.
  • D. Tùy thuộc quá trình hình thành tinh thể diễn biến nhanh hay chậm.

Câu 13: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10 m ở nhiệt độ 20oC. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên 50oC thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra, lấy hệ số nở dài của thép là α=11.10-6.K-1

  • A. 1,2 mm.
  • B. 2,4 mm.
  • C. 3,3 mm.
  • D. 4,8 mm.

Câu 14: Khi giặt quần áo người ta dùng nước xà phòng

  • A. Là vì bụi trong quần áo sẽ bám vào xà phòng.
  • B. Để làm giảm lực căng bề mặt của nước và nước dễ bám vào các sợi vải.
  • C. Vì xà phòng trơn nên dễ giặt hơn và tay đỡ bị trầy xước.
  • D. Bụi sẽ bị các bọt xà phòng hút ra ngoài.

Câu 15: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là

  • A. Sự hóa lỏng.
  • B. Sự nóng chảy.
  • C. Quá trình đẳng tích.
  • D. Quá trình đẳng nhiệt.

Câu 16: Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong khí quyển

  • A. Là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính bằng gam) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
  • B. Có đơn vị là g (gam).
  • C. Cũng chính là độ ẩm cực đại.
  • D. Càng cao thì lượng hơi nước có trong không khí càng giảm.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng

  • A. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  • B. Càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
  • C. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
  • D. Phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.

Câu 18: Một chiếc vòng nhôm có trọng lượng P = 62,8.10-3N đặt thẳng đứng sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt nước. Cho đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 46 mm và 48 mm; hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Kéo vòng nhôm bằng một lực F thẳng đứng lên trên, để kéo được vòng nhôm rời khỏi mặt nước thì độ lớn của lực F phải lớn hơn giá trị nhỏ nhất là?

  • A. 74,11 mN.
  • B. 86,94 mN.
  • C. 84,05 mN.
  • D. 73,65 mN.

Câu 19: Khối lượng riêng của sắt ở 0oC là 7,8.103 kg/m3. Biết hệ số nở của khối sắt là 33.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 160oC, khối lượng riêng của sắt là?

  • A. 7759 kg/m3.
  • B. 7900 kg/m3.
  • C. 7857 kg/m3.
  • D. 7599 kg/m3.

Câu 20: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là?

  • A. Thủy tinh.
  • B. Đồng.
  • C. Cao su.
  • D. Nến (sáp).

Câu 21: Ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ ở nguồn nóng là 520oC, của nguồn lạnh là 20oC. Nhiệt lượng mà nó nhận từ nguồn nóng là 107 J. Nếu hiệu suất của động cơ đạt cực đại thì công cực đại mà động cơ thực hiện là

  • A. 8,5.105 J.
  • B. 9,2.105 J.
  • C. 6,3.106 J.
  • D. 9,6.106 J.

Câu 22: Không khí trong một căn phòng có nhiệt độ 25oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 75%. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 25oC là 23 g/m3. Cho biết không khí trong phòng có thể tích là 100 m3. Khối lượng hơi nước có trong căn phòng là?

  • A. 17,25 g.
  • B. 1,725 g.
  • C. 17,25 kg.
  • D. 1,725 kg.

Câu 23: Nội năng

  • A. Là nhiệt lượng.
  • B. Của vật A lớn hơn của vật B thì nhiệt độ của vật A cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.
  • C. Chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.
  • D. Là một dạng năng lượng.

Câu 24: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở nhiệt độ 30oC và dưới áp suất 0,9 atm. Khi đèn cháy sáng áp suất khí trong đèn là 1,2 atm và không làm vỡ đèn. Khi đèn cháy sáng nhiệt độ khí trong đèn là

  • A. 410 K.
  • B. 395 K.
  • C. 380 K.
  • D. 404 K.

Câu 25: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 7,5 m nổi lên trên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau. Cho biết áp suất khí quyển po = 75 cmHg, và khối lượng riêng của thủy ngân là 1,36.104 kg/m3. Thể tích bọt khí đã tăng lên?

  • A. 1,74 lần.
  • B. 3,47 lần.
  • C. 1,50 lần.
  • D. 2 lần.

Câu 26: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích thay đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là

  • A. 4 lít
  • B. 8 lít
  • C. 12 lít
  • D. 16 lít

Câu 27: Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu cso bán kính r = 10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa?

  • A. 8,9.103 lần.
  • B. 8,9 lần.
  • C. 22,4.103 lần.
  • D. 22,4.1023 lần

Câu 28: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng?

  • A. 4,5 J.
  • B. 12 J.
  • C. 24 J.
  • D. 22 J.

Câu 29: Một vật có khối lượng 2 kg có thế năng 10 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao

  • A. 2 m.
  • B. 1,5 m.
  • C. 1 m.
  • D. 0,5 m.

Câu 30: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là?

  • A. 6 kg.m/s.
  • B. 0 kg.m/s.
  • C. 3 kg.m/s.
  • D. 4,5 kg.m/s.

Câu 31: Động năng của vật không đổi khi

  • A. Chuyển động thẳng đều.
  • B. Chuyển động với gia tốc không đổi.
  • C. Chuyển động nhanh dần đều.
  • D. Rơi tự do.

Câu 32: Một chiếc xe hơi khối lượng 400 kg. Động cơ của xe có công suất 25 kW. Bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều . Thời gian xe chạy quãng đường 2 km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang là:

  • A. 50 s.
  • B. 100 s.
  • C. 108 s.
  • D. 216 s.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
  • B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
  • C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
  • D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 34: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là?

  • A. 30 kg.m/s.
  • B. 3 kg.m/s.
  • C. 0,3 kg.m/s.
  • D. 0,03 kg.m/s.

Câu 35: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng?

  • A. 2 kg.m/s.
  • B. 5 kg.m/s.
  • C. 1,25 kg.m/s.
  • D. 0,75 kg.m/s.

Câu 36: Cần một công suất bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s?

  • A. 2,5 W.
  • B. 25 W.
  • C. 250 W.
  • D. 2,5 kW.

Câu 37: Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = - 900 J. Lấy g = 10 m/s2. So với mặt đất vật đã rơi từ độ cao?

  • A. 50 m.
  • B. 60 m.
  • C. 70 m.
  • D. 40 m.

Câu 38: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng?

  • A. Động năng đạt giá trị cực đại.
  • B. Thế năng đạt giá trị cực đại.
  • C. Cơ năng bằng không.
  • D. Thế năng bằng động năng.

Câu 39: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất p. Để áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ phải tăng đến?

  • A. 54oC.
  • B. 300oC.
  • C. 600oC.
  • D. 327oC.

Câu 40: Chọn ý sai. Dùng các ống thủy tinh khác nhau nhúng vào chất lỏng. Độ cao mực chất lỏng trong các ống phụ thuộc vào

  • A. Đường kính trong nhỏ của các ống.
  • B. Khối lượng riêng của chất lỏng.
  • C. Bản chất của chất lỏng.
  • D. Chiều cao của ống.
Xem đáp án
  • 134 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021