Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.
  • B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi
  • C. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm.
  • D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

Câu 2: Chọn phương án đúng

  • A. Mạ điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan trong quá trình điện phân
  • B. Acquy hoạt động dựa trên nguyên lí hoạt động của bình điện phân
  • C. Tụ điện hoá học có nguyên lí làm việc dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan
  • D. Pin điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan

Câu 3: Nguyên nhân có điện trở suất trong kim loại là do

  • A. các electron tự do chuyển động hỗn loạn
  • B. trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng
  • C. các ion ở nút mạng dao động sinh ra nhiệt làm xuất hiện trở suất.
  • D. mật độ electron trong kim loại nhỏ.

Câu 4: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

  • A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.
  • B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
  • C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
  • D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

Câu 5: Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

  • A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
  • B. Hệ số nở dài vì nhiệt α.
  • C. Khoảng cách giữa hai mối hàn.
  • D. Điện trở của các mối hàn.

Câu 6: Cho đương lượng điện hoá của niken là k = 3.10g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anot làm bằng niken, thì khối lượng niken bám vào catot là:

  • A. 0,3.10g
  • B. 3.10g
  • C. 0,3.10g
  • D. 10,3.10g

Câu 7: Một bóng đèn có hệ số nhiệt điện trở của dây tóc là 4,5.10K$^{-1}$. Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của dây tóc đèn là 1,2Ω. Ở nhiệt độ 20$^{o}$C thì điện trở của dây tóc đèn là 0,72Ω. Nhiệt độ của dây tóc đèn khi đèn sáng bình thường xấp xỉ bằng

  • A. 1480C
  • B. 1520C
  • C. 1500C
  • D. 750C

Câu 8: Điều kiện tác động làm xuất hiện cặp electron-lỗ trống trong chất bán dẫn là

  • A. độ ẩm của môi trường
  • B. âm thanh
  • C. ánh sáng thích hợp
  • D. siêu âm

Câu 9: Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

  • A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.
  • B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.
  • C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.
  • D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

Câu 10: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT được đặt trong không khí ở 20C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 500C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số αT khi đó là:

  • A. 1,25.10 (V/K)
  • B. 12,5 (μV/K)
  • C. 1,25 (μV/K)
  • D. 1,25(mV/K)

Câu 11: Đơn vị của đương lượng điện hóa và của hằng số Farađây lần lượt là

  • A. N/m, F
  • B. N, N/m
  • C. kg/C, C/mol
  • D. kg/C, mol/C

Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?

  • A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi
  • B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện
  • C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa
  • D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm

Câu 13: Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ t theo công thức:

  • A. = $\rho _{0}$ [1+ $\alpha$(t- t0)]
  • B. = $\rho _{0}$ [1- $\alpha$(t- t0)]
  • C. = $\rho $[1+ $\alpha$(t- t0)]
  • D. = $\rho $[1- $\alpha$(t- t0)]

Câu 14: Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí ở điều kiện

  • A. áp suất và nhiệt độ cao
  • B. nhiệt độ cao, có nước
  • C. nhiệt độ bình thường điện trường mạnh
  • D. điểm phát sinh tia lửa điện ở khá cao so với mặt đất

Câu 15: Một sợi dây đồng có điện trở 37 Ω ở 50C. Điện trở của dây đó ở tC là 43 Ω. Biết α = 0,004 K$^{-1}$. Nhiệt độ tC có giá trị:

  • A. 25C
  • B. 70,5C
  • C. 90,5C
  • D. 100C

Câu 16: Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:

  • A. Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
  • B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
  • C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
  • D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Câu 17: Sự phóng điện thành miền, nếu giảm áp suất rất thấp cỡ 10-3 mmHg thì có hiện tượng gì?

  • A. Miền tối catốt giảm bớt
  • B. Cột sáng anốt chiếm toàn bộ ống khí
  • C. Miền tối catốt chiếm toàn bộ ống khí
  • D. Cột sáng anốt giảm bớt

Câu 18: Một bóng đèn 220V - 40W có dây tóc bằng vonfram. Điện trở của dây tóc đèn ở 20C là 122Ω .Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi nó sáng bình thường. Cho α = 4,5.10$^{-3}$ K$^{-1}$

  • A. 2002C
  • B. 2500C
  • C.2450C
  • D. 1670C

Câu 19: Hiện tượng siêu dẫn là khi nhiệt độ

  • A. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
  • B. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không.
  • C. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.
  • D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

Câu 20: Hai dây đồng hình trụ cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Dây A dài gấp đôi dây . Điện trở của chúng liên hệ với nhau như thế nào?

  • A. RA = RB/4.
  • B. RA = 2RB.
  • C. RA = RB/2.
  • D. RA = 4RB
Xem đáp án
  • 52 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021