Trao đổi theo nhóm về các khái niệm sau và trình bày trước lớp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, quan hệ từ.

  • 1 Đánh giá

2. Tổng kết về ngữ pháp

a) Trao đổi theo nhóm về các khái niệm sau và trình bày trước lớp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, quan hệ từ.

Bài làm:

  • Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
  • Động từ: là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
  • Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
  • Đại từ: là một từ dùng để xưng hô hoặc thay thế cho một danh từ (hoặc một đại từ khác).
  • Lượng từ: là những từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật.
  • Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian
  • Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
  • Phó từ: là những từ chuyên đi kèm trạng từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho trạng từ, động từ và tính từ.
  • Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
  • Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
  • Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự.
  • Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn.

  • 35 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021