Trao đổi với người thân để tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ cứu bỏng hóa chất, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường. Viết một bài nói về điều này để chia sẻ với bạn

  • 1 Đánh giá

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

1. Trao đổi với người thân để tìm hiểu thêm về an toàn cháy nổ, an toàn điện, sơ cứu bỏng hóa chất, vệ sinh môi trường trong phòng thí nghiệm hoặc phòng học bộ môn của nhà trường. Viết một bài nói về điều này để chia sẻ với bạn

Bài làm:

Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, giảng viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, đó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn, nhất là những quy tắc an toàn về PCCC và an toàn hóa chất độc hại. Sự có mặt của những hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học có nguy cơ cháy nổ rất nhiều, đặc biệt là những hóa chất có nguồn gốc hữu cơ. Để an toàn cháy nổ, an toàn điện ta cần nắm vững nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng cháy chữa cháy, không để các đồ vật, hóa chất dễ cháy nổ gần nguồn nhiệt, ổ điện, phòng thí nghiệm phải được trang bị thiết bị chữa cháy cần thiết.

Khi bị bỏng hóa chất cần phải Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng. Cởi bỏ quần áo, giày dép hoặc đồ trang sức có tiếp xúc với hóa chất. Rửa sạch vùng da bị bỏng dưới nước vòi nước lạnh ít nhất 10 – 20 phút. Băng vết bỏng bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng (không có dính bông mịn). Chỉ cần quấn nhẹ, không siết chặt để tránh gây tổn thương thêm. Bù nước và điện giải cho nạn nhân sau khi bị bỏng. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau khi tiến hành thí nghiệm cần phải rửa sạch dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm.

  • 4 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải KHTN 6 mới