Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
Câu 4 (Trang 52 SGK) Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
Bài làm:
Chân dung cậu cai
- Vẻ bên ngoài :
- Cai tức là cai lệ, chức thấp nhất trong quân đội thời phong kiến ; cậu – cách gọi người còn trẻ và có ý mỉa mai.
- Đầu đội nón dấu lông gà – dấu hiệu của con người có quyền hành.
- Ngón tay đeo nhẫn – dấu hiệu chứng tỏ sự giàu sang thích khoe khoang, tính cách của người thiếu đứng đắn.
- Thực chất bên trong:
- Một người có quyền lực như cậu mà ba năm mới có một chuyến sai, ba năm mới được một lần ra oai – quá ít ỏi.
- Giàu sang thế mà áo lẫn quần đền không có phải đi mượn đi thuê
- Hai câu sau đối lập về số lượng “ba năm”, “một chuyến”, “thuê”, “mượn” có tính chất gây cười. Như vậy ở hai câu này tất cả cái giàu sang, cái oai vệ của cậu cai đã phơi bày thực chất hết sức thảm hại đáng thương. Cái vỏ bên ngoài của cậu là căn nguyên của sự sĩ diện, thích khoe khoang mà thôi.
Nghệ thuật châm biếm:
- Miêu tả có tính chất điểm xuyết.
- Nghệ thuật phóng đại có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn: Ba năm được một chuyến sai, Áo mượn, quần thuê.
- Tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm).
Xem thêm bài viết khác
- Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao
- Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản bài Cổng trường mở ra
- Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây
- Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
- Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà
- Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản
- Viết 1 đoạn văn ngắn sử dụng từ đồng âm và giải thích nghĩa từ đồng âm đó
- Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Nội dung chính bài: Chữa lỗi về quan hệ từ
- Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết. Em có tán thành ý kiến trên không?
- Soạn văn bài: Chơi chữ
- Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ